- Chỉ còn không đầy 1 tháng sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh ĐH. Từ thời điểm này, VietNamNet giới thiệu những cách làm bài để đạt điểm cao của các thủ khoa đầu vào các trường ĐH năm học 2009 cũng như tư vấn của các thầy cô giáo chấm thi, ôn thi.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ba sẻ chia của các thủ khoa khối A các trường: ĐH Ngoại thương Hà Nội, bạn Lê Minh Thông; ĐH Dược Hà Nội, bạn Hà Thị Thanh Huyền, ĐH Xây dựng Hà Nội, bạn Lê Anh Quân chia sẻ bí quyết cùng đạt điểm 10 môn thi Vật lý.
Lê Minh Thông |
Lê Minh Thông: Phải cẩn thận đến từng câu chữ
Với môn Lý, để phần lý thuyết không bị mất điểm “oan uổng”, các bạn nên đọc kĩ, rà soát từng câu chữ. Có khi khác nhau một từ đã là đúng hoặc sai rồi.
Phần lý thuyết mình thường tổng hợp tất cả các tài liệu từ sách giáo khoa, sách nâng cao thành những quyển sổ nhỏ, theo cách hiểu và suy nghĩ của mình. Làm như vậy, sau này sẽ thuận tiện để bạn củng cố, ôn lại kiến thức.
Một tháng trước khi thi, sáng dậy, mình chỉ học lý thuyết. Học nhiều đến nỗi nhớ hết được cả khối lượng mặt trời bao nhiêu, khoảng cách mặt trời với trái đất, mặt trăng là bao nhiêu.
Nhưng muốn được điểm cao phải đầu tư vào bài tập bằng cách mua sách trắc nghiệm để luyện đề. Trước khi đi thi mình làm đến mấy chục đề lý. Làm nhiều dạng, bài nào không làm được khoanh đỏ, sau làm lại.
Vừa làm vừa sửa thì tốc độ sẽ nhanh hơn. Chẳng thế mà có nhiều câu hỏi trong bài thi ĐH mình làm gần như chỉ là phản xạ, đọc và làm mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
Lê Anh Quân: Rèn cả kỹ năng viết nháp, bấm máy tính
Lê Anh Quân |
Quân chia sẻ: “Vật Lý bao giờ cũng được xem là nhẹ nhàng, dễ đạt điểm cao hơn Hóa trong hai môn thi trắc nghiệm khối A.
Kiến thức để đi thi chủ yếu ở lớp 12, trong đó các phần lại tách riêng biệt với nhau. Phần nào cũng phải chú ý, không được bỏ qua.
Tuy nhiên, cần phải nắm vững các chương, phần làm nền tảng. Ví dụ như trong các phần: sóng, ánh sáng, dao động, điện từ, lượng tử cần phải nắm được phần nền tảng là dao động,…"
Quân cho biết thêm: “Trong bài làm môn Lý, nhiều câu đơn giản chỉ là những thao tác bấm máy tính, tìm đúng kết quả. Với khoảng thời gian 90 phút cho bài làm, bạn cũng cần thực hiện thành thạo việc sử dụng máy tính cầm tay nhanh, chính xác”.
- Văn Chung