221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1285885
Phó Thủ tướng: "Chúng tôi không được đào tạo bài bản..."
1
Article
null
Phó Thủ tướng: 'Chúng tôi không được đào tạo bài bản...'
,

- Người đứng đầu ngành giáo dục nói về khó khăn lớn nhất của những người "cầm cương giáo dục đại học" là không được đào tạo bài bản.

Tại quy luật bị vi phạm....

"Trong năm loại quy luật và quy tắc chi phối hoạt động hệ thống giáo dục, chúng tôi được đào tạo hoặc có kinh nghiệm chủ yếu chỉ về các quy luật, quy tắc sư phạm" - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân giải thích.

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Các Bộ trưởng GD-ĐT cùng chia sẻ trách nhiệm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong nhiều lần diễn giải, ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay, hoạt động của hệ thống giáo dục chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật và nguyên tắc sư phạm, mà có sự can thiệp của bốn loại quy luật, nguyên tắc khác.

Đó là: Các quy luật, nguyên tắc quản lý hệ thống xã hội; quy luật hài hòa lợi ích trong xã hội; các quy luật và nguyên tắc của kinh tế thị trường và các quy luật, nguyên tắc của hoạt động khoa học và công nghệ.

"Nếu khắc phục các yếu kém về sư phạm, làm trái quy luật về sư phạm mà không khắc phục việc làm trái quy luật về quản lý hệ thống xã hội, quy luật hài hòa lợi ích, quy luật kinh tế thị trường thì các nỗ lực để làm đúng quy luật về sư phạm cũng sẽ rất hạn chế tác dụng, thậm chí vô hiệu hóa".

Trả lời Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 7/6, người đương nhiệm lãnh đạo ngành giáo dục nói những sai sót của giáo dục ĐH có trách nhiệm của các đời Bộ trưởng GD-ĐT từ năm 1975 đến giờ.

Ông so sánh, trong chừng mực nhất định, vấn đề chất lượng giáo dục đại học hiện nay gần giống như vấn đề năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế thời kỳ 1986 - 1987.

Ông nói, ý tưởng khắc phục hiện trạng ngổn ngang của giáo dục đại học đã được nêu cách đây 2 năm với tinh thần không thể quản lý các trường ÐH, CÐ theo lối hiện hành là tăng về quy mô, số lượng, buông lỏng quản lý chất lượng.

Trong hơn một năm tìm tòi giải pháp đổi mới quản lý giáo dục ĐH cùng các cộng sự, ngành giáo dục xác định giải pháp đầu tiên là tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong toàn ngành và toàn xã hội. "Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay?".

Tại sinh viên và giảng viên ...không nói?

Khi đề cập sâu hơn về một số giải pháp cần triển khai theo đề nghị của báo Nhân Dân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nói về vai trò "đồng tác giả trực tiếp của chất lượng đào tạo" là sinh viên và giảng viên.

VietDuc17.jpg
Ảnh: Phạm Hải.

Ông cho rằng, sinh viên có khả năng đánh giá, giám sát các yếu tố đảm bảo chất lượng mà lại không có ý kiến phù hợp, đủ mạnh với nhà trường thì thiếu động lực cho việc khắc phục yếu kém.

Đặc biệt, "nếu lãnh đạo một trường không tuân thủ các quy chế hoạt động của trường, quy chế đào tạo, quy chế tài chính thì hàng trăm giáo viên ở trường đều biết và có trách nhiệm yêu cầu lãnh đạo trường phải làm đúng các quy chế, quy định, từ đó góp phần quan trọng bảo đảm chất lượng đào tạo".

Và từ đó, trách nhiệm giám sát chất lượng giáo dục ĐH được đẩy về hai chủ thể này.

"Nhanh nhất, hiệu quả nhất về chất lượng đào tạo chính là ở cơ sở: Sự giám sát và nhắc nhở của hàng nghìn sinh viên, hàng trăm giáo viên tại trường cùng với sự giám sát của chính quyền địa phương, chứ không phải chủ yếu là qua sự kiểm tra của Bộ GD-ÐT" - ông khẳng định và kết luận:

"Từ nay, chúng ta phải thay đổi nếp nghĩ, thói quen về trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo ở trường ÐH, CÐ".

3 năm sẽ thành công như "2 không"?

Từ nay chúng ta phải thay đổi nếp nghĩ, thói quen về trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo ở trường ÐH, CÐ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Ông dự đoán với 12 nhóm giải pháp và 60 nhiệm vụ cụ thể đổi mới quản lý giáo dục từ nay đến 2012 đòi hỏi cả hệ thống giáo dục vượt qua một số tập quán tâm lý đã thành nếp.

Nhưng ông cũng hy vọng, với kinh nghiệm 4 năm của cuộc vận động "hai không" ở giáo dục phổ thông, mà chỉ số thành công của nó là số thí sinh vi phạm trong thi tốt nghiệp THPT giảm hẳn, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh, tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng nhanh,v.v... thì cuộc vận động của giáo dục đại học cũng sẽ thành công sau 3 năm, bởi "đây không phải là lần đầu ngành giáo dục đứng trước các thách thức tưởng chừng không vượt qua nổi".

  • Hạ Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,