Trong phần tiếp theo của bài viết "Châu Á và tham vọng vươn đại học ra tầm vóc thế giới", Richard C. Levin – Hiệu trưởng Đại học Yale dành hẳn một phần để bàn về chính sách ưu tiên những người dẫn đầu.
TIN LIÊN QUAN
Thay đổi phương pháp giảng dạy để tăng cường tính độc lập và sáng tạo cho sinh viên nhằm đào tạo ra một thế hệ có khả năng lãnh đạo và đổi mới .
Từ chuyện "đi lạc" của Đức
Không phải tất cả các trường đại học đều có thể hoặc cần đạt tới tầm quốc tế. Kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Anh và Đức là những ví dụ.
Ở Mỹ và Anh, giáo dục đại học là một hệ thống được phân biệt của nhiều loại cơ quan mà các trường đại học nghiên cứu tổng hợp chỉ là một trong số đó. Và trong nhóm các trường đại học tổng hợp, sự ủng hộ của Chính phủ chủ yếu được dành cho những trường xuất sắc, điều này giúp một số trường phát triển vững mạnh trong khi các trường khác bị tụt lại đằng sau.
Ở Mỹ, việc tăng ngân sách lại càng làm củng cố thêm sự khác biệt này. Thành công lại sinh ra thành công và phần lớn những trường mạnh nhất này lại thu hút được nhiều tổ chức từ thiện nhất.
Ngược lại, ở Đức, chính sách của Chính phủ sau Thế chiến thứ 2 đã giúp các trường đại học duy trì được vị trí của mình. Sau chiến tranh, Chính phủ nước này tăng cường tuyển sinh, cho phép tỉ lệ sinh viên so với giảng viên tăng lên ở tất cả các trường, phân phối đều ngân sách cho tất cả các trường chứ không chỉ dành cho những nghiên cứu xuất sắc nhất.
Những chính sách này đã làm tuột mất các danh hiệu mang tầm quốc tế mà trước kia các trường đại học hàng đầu của Đức đã từng giành được. Mới chỉ gần đây, Chính phủ nước này đã quyết định tập trung ngân sách vào 3 trường đại học cụ thể nhằm giúp những trường này có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Đến sự nhạy bén của Nhật, Hàn
Nhật Bản và Hàn Quốc đã học được bài học này. Cả hai nước này đều có những trường đại học quốc gia được đầu tư tốt là ĐH Tokyo và ĐH Quốc gia Seoul.
Ở Nhật Bản, ít nhất có 2 trường quốc lập khác là ĐH Kyoto và ĐH Osaka không thua kém ĐH Tokyo là mấy.
Trung Quốc cũng hiểu được chiến lược này. Vào năm 1998, Chính phủ nước này đã nhận ra 7 trường đại học có mức đầu tư chênh lệch nhau là: Fudan, Nanjing, Peking, Shanghai Jiao Tong, Tsinghua, Xi’an Jiaotong và Zhejiang. Thậm chí là trong nhóm 7 trường này, Chính phủ đã tìm ra 2 trường xuất sắc hơn là ĐH Peking và ĐH Tsinghua để tập trung ngân sách vào đó nhằm giúp chúng nằm trong danh sách 20 trường ĐH hàng đầu thế giới. Các trường ở Thượng Hải là Fudan và Jiao Tong cũng đang nhận được sự đầu tư tương đương nhờ tiền trợ cấp của chính quyền thành phố Thượng Hải.
Và trường hợp đặc biệt của Ấn Độ
Ấn Độ là một trường hợp lạ thường. Vào những năm 50 và 60, nước này tập trung ngân sách vào việc thiết lập 5 Viện Công nghệ. 5 Viện này cộng với 10 ngôi trường khác nữa được xây dựng trong 2 thập kỷ qua hiện đang là những cơ quan nổi bật trong việc đào tạo các kĩ sư. Tuy nhiên những ngôi trường này lại không thể cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu. Và nước này cũng không lên bất kì kế hoạch gì mang tính hệ thống để cải thiện tình trạng của 14 trường đại học tổng hợp thuộc quốc gia – những ngôi trường được đầu tư rất ít.
Bộ trưởng Bộ Phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ đã xác định phải tạo lập được những trường đại học tổng hợp mang tầm quốc tế. Song, những người theo chủ nghĩa quân bình – lực lượng trội hơn những người ủng hộ chế độ dân chủ của nước này đã cảnh báo về việc hạn chế khả năng thành công của những ngôi trường xuất sắc.
Để cầm được một tấm bằng quý giá hơn ở bất kì ngôi trường nào của châu Á, số lượng tuyển sinh và việc thuê các giảng viên đều được điều chỉnh bằng chỉ tiêu, cho thấy đây là đại diện tiêu biểu cho một nền giáo dục nghèo nàn mang tính lịch sử.
Hơn thế, những lý do chính trị dường như đã ngăn cản việc đầu tư ngân sách vào một số trường đi đầu của Ấn Độ.
Cách đây 2 năm, Chính phủ thông báo rằng nước này sẽ xây dựng 30 trường đại học mới tầm cỡ quốc tế - mỗi bang của Ấn Độ đều có một trường. Rõ ràng đó là một tham vọng không thể thực hiện được. Sau đó con số này đã giảm xuống 14 – mỗi bang không có trường đại học tổng hợp sẽ có một trường, song thậm chí mục tiêu này dường như cũng không thể đạt được.
Được trao cho những thành quả kì diệu của những học giả Ấn Độ thông qua cộng đồng người Do Thái, nhân tài trở về quê hương phục vụ cho việc xây dựng các trường đại học tầm cỡ quốc tế chắc chắn là một món quà cho đất nước này.
Song vẫn còn phải xem xét xem liệu Chính phủ Ấn Độ có chấp nhận trả những mức lương cao – yếu tố cần thiết để thu hút các học giả hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới hay không. Bởi vậy, Chính phủ đang theo đuổi một chiến dịch nhiều hứa hẹn hơn, cho phép thiết lập chi nhánh của các trường đại học nước ngoài và giảm gánh nặng lên các trường đại học tư nhân.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại có một lợi thế mạnh hơn cả Trung Quốc, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Quốc gia này cho các giảng viên tự do theo đuổi những mối quan tâm riêng của họ về tri thức ở bất kì nơi đâu, và cho phép cả sinh viên những cơ hội bình đẳng để nói lên quan điểm của mình.
Vì thế, họ có những bài kiểm tra, những lý thuyết độc đáo và dị thần nhất – sự tự do này là một đặc điểm không thể không có của bất kì trường đại học lớn nào.
Nó cũng có thể đạt được tầm vóc quốc tế trong ngành khoa học trong khi hạn chế sự tự do ngôn luận trong chính trị, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Có một vài học viện của Liên Xô cũ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực Toán học và Vật lý trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh. Song không có bất kì trường ĐH tổng hợp nào làm được điều này.
-
Richard C. Levin – Hiệu trưởng Đại học Yale
-
Nguyễn Thảo (dịch)