221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1290448
Cơm nước, dịch vụ "đội giá" trong ngày thi đầu
1
Article
null
Cơm nước, dịch vụ 'đội giá' trong ngày thi đầu
,

- Ngày thi đầu tiên, các sĩ tử vẫn chưa hết ngạc nhiên vì những “chiêu” lừa đảo, “đôn” giá các dịch vụ.

TIN LIÊN QUAN



Nhìn mặt hét “giá”, ồ ạt “đôn” giá

Sáng ngày 4/7, hàng ngàn thí sinh đổ về làng đại học Thủ Đức (Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM) để dự thi môn đầu tiên.

Mới hơn 5 giờ sáng, các ngã đường đổ về đây đã đông kín người, xe. Lực lượng sinh viên tình nguyện phải giăng dây, giăng “lưới người” để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Những bà mẹ có con đi thi hy vọng dù mệt nhọc nhưng luôn hy vọng con đạt kết quả tốt.



Toàn bộ khu vực xung quanh các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc tế…đều bị “phong tỏa”. Lượng người đổ về đông là cơ hội để các hàng quán dịch vụ “đôn” giá, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thí sinh ngỡ ngàng vì những người bán hàng “hét” giá cao ngất ngưởng. “Tốn bấy nhiêu mà con nó có sức thi tốt thì tôi cũng cam lòng”- ông Dương Văn Chương (53 tuổi, quê Lâm Đồng) vừa rút tiền trả, vừa ngao ngán nhìn đứa con trai chuẩn bị thi vào trường Đại học Kinh tế - Luật.

Hầu hết các quán ăn đều tăng giá gấp 2, 3 lần so với ngày thường. Trước cổng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tất cả các món ăn đều được tăng từ 7.000-8.000 đồng lên 20.000 đến 25.000 đồng.

Các dịch vụ bán báo dạo, giữ xe, nước giải khát cũng thừa nước “tiến lên”. Giá giữ một chiếc xe gắn máy gần cổng trường Đại học An ninh lên đến 12.000 đồng.

Muôn nỗi lo ước mơ "lều chõng"

Trong khi thí sinh mất ăn mất ngủ vì chuyện bài vở thì các bậc phụ huynh cũng đối mặt với muôn ngàn nỗi lo.
Quanh làng đại học, “tấc đất” thật sự trở thành “tấc vàng”. Các hàng quán lợi dụng tất cả chỗ trống để cho thuê. Phòng vệ sinh, nhà kho, bãi đất dưới gốc cây…đều trở thành quán trọ. Vận dụng hết “công suất” để phục vụ, thế nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Bà Hồ Thị Kim Châu (48 tuổi) đưa con từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn dự thi, không tìm được chỗ trọ, hai mẹ con đành ngủ lại tại cây xăng gần ngã ba 621 (đường rẽ vào KTX ĐH Quốc gia).

Còn chị Lê Thị Kim Lý (quê Quãng Ngãi) thì hối hận vì lỡ để đứa con gái biết giá tiền cơm mà chị phải trả. “Nó không chịu ăn nữa. Mỗi ngày chỉ ăn có bữa sáng, bữa tối thì ăn sơ sài vì sợ không có tiền về”, chị Lý chia sẻ, nước mắt tuôn dài.

Những ông bố quê ngồi chờ con ngoài phòng thi.

Đưa con lặn lội từ quê lên Sài Gòn ứng thí đã được mấy hôm. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên, một dĩa cơm giá 50.000 đồng, gần bằng một ngày công “chạy đụng” của chị ngoài quê đã khiến hai mẹ con không dám ăn uống gì thêm.

Đạt giải ba môn Văn cấp Quốc gia, lại là học sinh khá giỏi nhiều năm liền nhưng Văn Ngọc Trúc Chi (thí sinh thi vào trường ĐH Kinh tế-Luật vẫn không tự tin khi bước vào phong thi sáng ngày 4/7.

Chi kể, em đi xe từ quê vào, đến đoạn Xuân Lộc (Đồng Nai) thì trời mưa lớn. Tài xế xe mất lái, xe “lật nghiêng như một con rùa”. May mắn thoát nạn nhưng hình ảnh những người bạn đi cùng bị gãy xương, rách mặt…khiến em không thể an tâm làm bài.

Lên Sài Gòn, được ở trọ tại KTX ĐH Quốc gia thế nhưng, sáng 3/7, vừa ra khỏi cổng trường để đi mua thuốc cảm, Chi bị một người lạ mặt lừa lấy 200.000 rồi chạy mất.

“Thành phố này khiến em sợ quá! Mình là người nhà quê lên tỉnh, không biết có được an toàn để trở về không, nói gì thi cử”, Chi ngấn nước mắt trước giờ vào phòng thi tại trường ĐH Kinh tế- Luật sáng ngày 4/7.


Sinh viên kiếm tiền nhờ tuyển sinh

Bán báo, nước uống, bút thước… là những thứ được nhiều sinh viên lựa chọn để bán kiếm tiền trong đợt thi tuyển sinh đại học năm nay.

Mới 4h sáng nhóm bạn của Bảo An, sinh viên Đại học Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã lên tận thành phố để lấy báo về bán cho kịp. Mỗi tờ báo giá bán thường ngày chỉ 3.000 đồng nhưng hai hôm nay, giá báo đều được “đẩy” lên 5.000 – 7.000 đồng.

Không chỉ tăng giá báo, mỗi chai nước suối, C2, trà xanh không độ…cũng được người bán tăng giá từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng.

  • Thuận Hải - Sau Bình - A Sám
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,