Thầy giáo Shi Lansong, từng trượt ĐH cách đây 20 năm, vẫn nói câu đó với những học trò bé nhỏ của mình hàng ngày.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thầy Shi không những không được trả công cho công việc này mà còn phải chi tiền để mua thuyền. |
Là một giáo viên, song để tới được ngôi trường chỉ có 2 phòng học ở bên kia quả đồi, thầy Shi phải chèo đò đưa học sinh qua một chiếc hồ. Nếu không, họ sẽ phải mất hơn một tiếng để trèo qua quả đồi dốc đứng.
Đi qua hồ là con đường ngắn nhất để tới trường, song, mức độ nguy hiểm của nó thì không hề thấp.
Như một người lái đò tình nguyện, thầy Shi chịu trách nhiệm về sự an toàn của 8 em nhỏ, đứa nhỏ nhất chưa đủ tuổi đến trường, đứa lớn nhất 13 tuổi.
Bọn trẻ tới từ các ngôi làng khác nhau quanh hồ. Mỗi ngày, đưa các em tới trường có thể mất tới 4 chuyến đi. Anh làm công việc này đã 25 năm và tổng số các chuyến đi lên tới khoảng 18.000 chuyến.
Thầy Shi không những không được trả công cho công việc này mà còn phải chi tiền để mua thuyền.
Anh đã sử dụng đến 8 chiếc thuyền, trung bình mỗi cái dùng khoảng 3 năm. Ba chiếc thuyền đầu tiên của anh được làm từ cây ở sân sau nhà anh. Sau đó, anh phải mua gỗ với giá 300 nhân dân tệ một miếng trong khi lúc đó anh chỉ kiếm được 120 nhân dân tệ mỗi tháng.
Cứu hộ bất đắc dĩ
Cuộc sống sông nước đã khiến anh trở thành cứu hộ bất đắc dĩ cho một vài trường hợp không may.
Ví như vào năm 1992, một cặp đôi đang chèo thuyền quanh hồ thì bị ngã và nếu không có thầy Shi thì họ đã chìm. Năm 2003, anh cũng cứu được một cậu bé 4 tuổi đã bị chìm 2m dưới nước.
Lần giải cứu lớn nhất là vào năm 1997 khi 17 học sinh cấp 3 từ một làng khác cùng ngồi trên một chiếc thuyền và khi ra đến giữa dòng thì con thuyền bị lật úp.
Độ sâu ở khu vực đó là 13m và một nửa trong số học sinh không biết bơi.
Anh Shi đã tình cờ gặp và cứu thoát thành công nhóm học sinh đó. Thành tích này của anh cũng được nêu gương trên một tờ báo địa phương.
Lần mạo hiểm lớn nhất của anh xảy ra vào năm 2004 khi một trận bão quất vào khi anh đang đưa 6 em nhỏ qua hồ.
Lúc đó, anh đã ra đến giữa hồ và nước bắt đầu tràn vào thuyền.
“Tất cả chúng tôi đều sợ hãi.” – anh nhớ lại. Anh cố gắng để hạn chế nhưng gió càng lúc càng mạnh. Nó thổi chiếc thuyền mỗi lúc một xa ngôi làng mà họ đang sống. May mắn là tất cả an toàn.
Từ sau lần đó, anh Shi rút ra kinh nghiệm là không nên đưa quá 2, 3 đứa trẻ cùng một lúc. Đồng thời, anh cũng chọn cả đứa lớn lẫn đứa bé trong cùng một chuyến đi.
Khi lớn lên, có lẽ những đứa trẻ này sẽ có rất nhiều lý do để phải biết ơn thầy Shi. Còn hiện tại, những người mang ơn và đặt niềm tin vào thầy giáo này chính là bố mẹ của lũ trẻ. Họ cảm kích về những hành động nhân ái của anh.
Khi được hỏi mong muốn trong tương lai của anh là gì, thầy Shi đã ngập ngừng một lát rồi trả lời: “Tôi muốn có một chiếc thuyền lớn hơn được lắp động cơ hơi nước để có thể tải được khoảng một tá học sinh qua hồ cùng một lúc.”
Giá của chiếc thuyền này là 20.000 nhân dân tệ - số tiền vượt quá khả năng chi trả của anh.
Ngậm ngùi cho con trai chịu thiệt để giúp… con người
Anh Shi đang vác 2 chiếc ghế tới ngôi trường của mình. |
Hơn ai hết thầy Shi hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục. Năm 1985, anh trượt kì thi vào đại học. Sau đó, anh thay vị trí của một thầy giáo trong làng với mức lương còm cõi 36 nhân dân tệ mỗi tháng, một thời gian dài sau đó là 200 nhân dân tệ.
Khi anh trai của anh về thăm và có ý giúp anh làm việc ở một công ty may mặc với mức lương cao hơn, anh đã từ chối với lý do “Ai sẽ đưa bọn trẻ tới trường?”
Chấp nhận là thầy giáo trường làng đồng nghĩa với việc anh phải hi sinh nhiều thứ.
Cậu con trai anh đã 19 tuổi, hiện đang là công nhân ở Nanning. “Thằng bé muốn học ở một trường công nghệ sau khi học xong trung học. Nhưng lúc đó tôi chỉ kiếm được 250 nhân dân tệ mỗi tháng. Làm sao tôi có thể chi trả được học phí đây?”
Ngôi nhà là một minh chứng cho tình cảnh khó khăn của gia đình anh. Trong số 32 hộ dân trong làng, nhà của thầy Shi được xây từ năm 1995 là tồi tàn nhất.
“Bố luôn dạy tôi phải trung thực, liêm chính và sống có trách nhiệm.” - con trai anh tâm sự. |
Số tiền ít ỏi mà anh kiếm được thường để chi cho các em học sinh. Anh không những mua cho chúng đồ dùng học tập mà còn cho tiền chữa bệnh.
Lòng vị tha của anh có lúc đã rất khó được vợ anh chấp nhận. Có lúc chị đã có ý định về nhà bố mẹ đẻ. Song cuối cùng thì chị cũng cùng anh vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Khi anh chính thức được thuê như một giáo viên vào năm 2005, mức lươngh đã tăng lên 1.000 nhân dân tệ. Anh vẫn còn day dứt về việc không thể cho cậu con trai cả học hành đến nơi đến chốn. Vì thế, khi có điều kiện, anh đã cho cậu con trai thứ 2 học hành tử tế.
Hiện tại, thầy giáo Shi đang ở ngôi trường được làm trên thuyền và chỉ về nhà vào cuối tuần. Anh chia sẻ: “Khi nào con trai đến tuổi học đại học, tôi sẽ chi trả chi phí học hành cho thằng bé.”
“Bố luôn dạy tôi phải trung thực, liêm chính và sống có trách nhiệm.” - con trai anh tâm sự.
-
Nguyễn Thảo (Theo Asia One)