221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1291373
Giải mã hiện tượng "dế yêu" hại sĩ tử
1
Article
null
Giải mã hiện tượng 'dế yêu' hại sĩ tử
,

- Trong kỳ thi đại học vừa qua, gần 100 sĩ tử đã gặp phải tình huống "thấy chuông reo là...bị đình chỉ". "Hai ngày không điện thoại" có phải là tình huống rất gian nan với teen khi mà ’dế yêu" giờ đây đã thân hơn cả cha mẹ?

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif


“Dế yêu” còn thân hơn ba mẹ


Chị Nguyễn Thị Lan trú tại 49L, Thảo Điền, Q.2 (TP.HCM) sắm điện thoại cho con từ lúc học lớp 5. Từ khi sắm điện thoại, khi tan học, chỉ cần con nhá máy là mẹ có mặt đón ngay.

Hồ Thùy Minh, sinh viên năm 2, khoa Quan hệ Quốc tế, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM dùng điện thoại từ năm lớp 11. Với Minh, điện thoại như người bạn thân thiết bởi mọi vui buồn đều có "dế" kề bên.

Điện thoại di động trở thành vật bất ly thân đối với các bạn trẻ ngày nay. Ảnh: Lê Thư

Trịnh Văn Công, quê ở Đồng Nai, vừa thi xong khối A vào ĐH Bách khoa TP.HCM, Khoa Cơ- Điện thì dùng điện thoại di động từ hồi cấp 2. Với Công, chức năng liên lạc là phụ, chủ yếu dùng để giải trí những lúc học bài căng thẳng.

“Hôm thi đại học vừa rồi, rất lo lắng hồi hộp mặc dù đứng trước phòng thi nhưng “dế yêu” vẫn luôn là người bạn chia sẻ đồng hành giúp Công bớt chút phần nào lo lắng”- Công cho biết.

Nguyễn Thị Xuân Hà là đội viên tiếp sức mùa thi cụm điểm Trường THPT Trưng Vương, Q.1 kể, đợt thi vừa rồi, có rất nhiều sĩ tử khi kiểm tra số báo danh, được giám thị nhắc nhở không mang điện thoại di động vào phòng thi mới hốt hoảng chạy ra ngoài cất hoặc đưa cho đội tiếp sức mùa thi giữ hộ.

Mặc dù quy định cấm mang điện thoại di động vào phòng thi đã có từ những năm trước, thí sinh cũng được làm quen ở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và được giám thị nhắc nhở nhiều lần trước khi vào phòng nhưng vẫn có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phạm Thị Mỹ Hồng (Trường THPT Ngô Quyền, Q.7) năm nay cũng thi ĐH. Hồng không quen rời chiếc điện thoại. “Nó gắn bó, gần gũi với mình hơn cả ba mẹ. Đi thi nhưng mình vẫn quen tật thỉnh thoảng lại đưa tay vào túi quần, định móc điện thoại ra…thăm”.

’Phạm

Phạm Linh: "Sử dụng điện thoại với giới trẻ đã trở thành văn hóa, một phong cách thể hiện cá tính".

Phóng viên VietNamNet có một khảo sát nhỏ với các bạn: Nguyễn Trịnh Diễm Hằng, Lớp 12 lý 2, Trường THPT Hà Nội-Amsterdam; Phạm Linh, Lớp 12CB1, Trường THPT Lê Quý Đôn; Yến Chi, Trường THPT Chuyên ngữ, ĐHQGHN (cùng ở Hà Nội) và bạn Trần Thị Hoài Thu, Lớp 12C1, Trường THPT Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

Điểm chung là hầu hết mọi người trong lớp và trường đều có "dế", nơi ít nhất cũng 85%. Liên lạc với bố mẹ và bạn bè là nhu cầu lớn nhất. Mỗi tháng, nhu cầu chi tiêu mà số tiền các em dùng có sự chênh lệch đáng kể.

Trước đây, mỗi ngày Linh tiêu khoảng 30.000 đồng vào tiền điện thoại. Mấy tháng gần đây, Linh lập lại kế hoạch thu chi và tự hạn chế, chỉ sử dụng điện thoại khi cần nên có tháng chỉ tiêu khoảng 3.000 - 4.000 đồng.

Cao nhất là Diễm Hằng, mỗi tháng xài hết 200.000 đồng. 50.000 đồng - 75.000 đồng là mức phổ biến hơn cả.

Trường có cấm…

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam qui định rất rõ ràng về việc sử dụng điện thoại ở trường. Lớp của Hằng đã từng có trường hợp bi kiểm điểm vì sử dụng điện thoại.

’Nguyễn

Nguyễn Trịnh Diễm Hằng: "Hai ngày thi không di động, với mình, sẽ khó chịu lắm".

Trường THPT Lê Qúy Đôn nơi Linh theo học cũng cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và giờ kiểm tra. Tuy nhiên, lớp Linh đã có 4-5 trường hợp phạm quy và đã bị tịch thu điện thoại. Cuối năm, nhà trường trao lại cho phụ huynh quản lí.

Nặng hơn, ở trường THPT Sơn Tịnh (Yên Bái), đã có bạn bị phạt đứng trước toàn trường, viết bảng kiểm điểm. Thậm chí, có bạn sử dụng di động trong giờ, bị phát hiện, bạn đó cãi lại nên đã bị hạ một bậc hạnh kiểm.

Hoài Thu cho biết thêm: “Người bị phạt có cả nam lẫn nữ, chủ yếu là các em lớp 10 và 11 do chưa ý thức được lỗi sai của mình”.

Yến Chi cho rằng: "Cấm không mang điện thoại tới lớp rất phiền toái. Điện thoại không phải chỉ là để giải trí mà còn là phuơng tiện liên lạc với bố mẹ, nhất là vào tuổi này, khi mà bố mẹ còn quản lí chuyện đưa đi đón về”.

“Chỉ cần sử dụng hạn chế, đặc biệt là trong giờ học, tránh làm ảnh hưởng chất lượng giờ giảng bài là được” – Phạm Linh tham gia.

“Nếu hai ngày thi mà không được sử dụng điện thoại, thực sự em thấy không được thoải mái. Thấy cứ như “thiếu thiếu” cái gì đó” – Diễm Hằng chia sẻ.

“Hai ngày thì được chứ lâu hơn thì “bức bách” lắm” – Yến Chi thêm vào: “Ví dụ như khi ôn thi thì nên tránh xa cái điện thoại, còn khi đi chơi không có không được”.

“Thời thượng” nhưng phải đúng mực

’Chuyên

Chuyên gia xã hội học cho rằng, điện thoại di động là "thời thượng" nhưng phải đúng mực. Ảnh: Lê Thư

Tiến sĩ Xã hội học Trần Thị Kim (giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) cho rằng, điện thoại di động là phương tiện “thời thượng”, không thể thiếu đối với các bạn trẻ hiện đại. Thế nhưng, đa số để mình bị lệ thuộc vào ’dế", coi đây là vật “bất ly thân”. Từ đó, dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười trong các kì thi.

TS Kim cũng từng quan sát hiện tượng nhiều bạn được gia đình trang bị điện thoại di động ngay khi mới lên lớp 5.

Khi đi học, thay vì dành thời gian học tập, rèn luyện, nhiều bạn chỉ lo việc “chăm sóc”, “đổi đời” điện thoại cho bằng bạn bè.

Việc này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn mà còn khiến các bạn bị những cuộc điện thoại chi phối trong cuộc sống.

Thử nghiệm ’hai ngày không tin nhắn và Facebook’ tại một trường cấp 2 ở New York (Mỹ) giúp các HS ’nghiện’ nhắn tin lẫn chuyên gia nhận ra nhiều điều thú vị.
“Các em phải biết phân biệt giữa sở thích cá nhân và những quy định xã hội. Đôi lúc, phải chấp nhận từ bỏ sở thích cá nhân và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của môi trường sống" - TS Kim nói.

Kết thúc kì thi tuyển sinh đại học đợt một, gần 200 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó nhiều thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng. Nhiều phụ huynh cũng "góp phần" đưa con ra khỏi phòng thi khi vô tình gọi điện cho con trong giờ làm bài.

"Cha mẹ không chỉ làm nhiệm vụ với con cái bằng cách cung cấp đầy đủ các phương tiện hiện đại của xã hội. Cần gần, hiểu và giúp con cái hình thành cách ứng xử phù hợp với tình huống trong cuộc sống. Thói quen sống và thích ứng với xã hội hiện đại là không thể thiếu nhưng cần phải đúng mức, đúng cách, nhất là trong kì thi có tính chất quốc gia này, các sĩ tử phải thật thận trọng với những thói quen của mình” - bà Kim nói.

Họ nói gì về thói quen kè kè điện thoại di động?

Trong lúc ôn thi chiếc điện thoại luôn là người bạn “tri kỷ”. Việc bị đuổi khỏi phòng thi do mang ĐTDĐ là vô ý chủ quan và đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các thí sinh thi đợt sau này. (Nguyễn Thị Nhàn quê Tĩnh Gia, Thanh Hóa thi vào khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM).

Thi học kỳ, kiểm tra tại lớp,đi học hàng ngày, nhiều học sinh vẫn mang điện thoại tới lớp tự do nên lâu dần hình thành thói quen khó bỏ là luôn mang điện thoại bên mình. Tâm trạng lo lắng cho kỳ thi khiến thí sinh không còn mường tượng tới chiếc điện thoại bên mình. Đa số trường hợp bị đuổi, lau nước mắt ra về là do thói quen. (Cô Nguyễn Thị Minh giáo viên môn Văn, Trường THPT Dân Tộc Nội Trú Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An).

Vừa đưa con gái lên TP.HCM chuẩn bị dự thi đại học, vợ chồng tôi đã chuẩn bị ngay cho con một tài khoản điện thoại “đầy ắp” để tiện liên lạc. Cả hai vợ chồng vì bận công việc suốt ngày, phải “dạy” con qua điện thoại. (Ông Nguyễn Hồ, 48 tuổi, quê Tây Ninh).

  • Lê Thư - Thuận Hải - Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,