221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1291272
Chuyện cảm động về những phụ huynh 70 hộ tống sĩ tử
1
Article
null
Chuyện cảm động về những phụ huynh 70 hộ tống sĩ tử
,

- Trên nẻo đường rong ruổi tìm thông tin cho mùa tuyển sinh, các phóng viên đã bắt gặp những phụ huynh đặc biệt. Đó là các ông, bà nội ngoại, tuổi đã 70 - 80, vẫn vượt đường xa đưa cháu về thành phố ứng thí.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Bà nội 71 tuổi và 30 năm trở lại Sài Gòn

Từ Hòa Thành, Tây Ninh bà Võ Thị Tiện, 71 tuổi cùng cháu nội Huyền Tôn Nữ Thủy Tiên khăn gói lên Sài Gòn đi thi ĐH đợt 2. Đã lâu rồi, bà chưa lên thành phố. Ba mươi năm mới trở lại, mọi thứ đã khác xưa.

Bỡ ngỡ, vừa xuống bến xe, hai bà cháu lang thang nhịn đói cả ngày, vẫn không tìm được phòng trọ.

Lên TP.HCM chưa được hai ngày, mà tốn kém nhiều quá! Giá cả tăng vùn vụt. Một hộp cơm chay tới 20.000 đồng. Không dám váo quán nước, vì cứ ngồi là phải uống, bà cháu dắt nhau đứng ngoài đường đội mưa đội nắng. Đội tiếp sức mùa thi tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương ( Q.1), hai bà cháu được trọ miễn phí tại khu nhà ở phường 17, quận Bình Thạnh.

Bà và cháu trên căn gác hẹp.

Tuổi thơ của Tiên là những tháng ngày chạy vạy qua ngày để có cái ăn. Cuộc sống vốn khó khăn, mấy năm trở lại đây, mẹ Tiên trở bệnh nặng, mọi thứ trong nhà lần lượt “đội nón” ra đi.

Ngôi nhà của Tiên - nói là nhà nhưng thực chất là một cái quán nhỏ thuê mướn bán nước giải khát. Tiên thường phải thức dậy từ lúc 2h sáng nấu nước pha cà phê, tranh thủ mang cho các chủ sạp quán ở chợ rồi mới tới trường. Nhà ở xa, hàng ngày, Tiên phải đi bộ vượt cả chục cây số tới lớp. Dành dụm mãi được chút tiền, gia đình Tiên mới cố gắng mua chiếc xe đạp.

Không có tiền đi học thêm, tự học là chính. Không có tiền mua sách tham khảo, mượn bạn bè, thầy cô. Sự chịu khó cũng giúp Thủy Tiên 12 năm liền đạt học sinh tiên tiến.

Mẹ ốm liên miên, tất cả gánh nặng lại càng chất đổ lên đôi vai gầy của cha và bà. Ngoài lúc bán hàng ở quán, bà nội Tiên nhận việc làm thêm như tra hạt đá, cắt chỉ dư thừa.

Nhiều lúc, Tiên tính nghỉ học để bớt đi khó khăn. “Nhà nghèo, tiền đâu mà học tiếp. Mà có học lên ĐH thì cũng chỉ làm khổ cha và bà. Nghỉ học sẽ bớt được một khoản, đi làm công nhân kiếm tiền mua thuốc cho mẹ phụng dưỡng bà”- có lần bi quan, Tiên nghĩ như vậy. Nhiều lần, Tiên trốn học. Nội biết đã rầy la, trách mắng rồi hai bà cháu ôm nhau khóc.

Bà Tiện có lần đã nói với cháu: “Con có thấy gương cha không. Thấy gia đình nghèo không học nên bây giờ mới khổ thế đó".

Tâm sự với chúng tôi, Tiên sụt sùi: “Em không muốn thấy nội khóc, phải thức tới khuya tra hạt đá kiếm từng đồng cho em học, không muốn mồ hôi rơi của cha tháng ngày qua là vô nghĩa. Chẳng lẽ cái nghèo mãi theo gia đình em sao? Nội đã già rồi mà còn chịu vất vả hy vọng tương lai em tươi sáng hơn..."

Mong được đi khắp nơi, nghiên cứu về văn hóa các nước, được trải lòng mình với những thăng trầm của cuộc sống, Tiên đăng ký nên thi vào khối D, khoa Đông phương, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.

Trong căn gác xép nhỏ bên chân cầu Thị Nghè, dưới cái nắng oi bức, bà Tiện pha vội ly nước mát cho cô cháu gái nhỏ đang chăm chú học bài. Ước mơ của bà và Thủy Tiên đang được vun đắp từng phút giây, dù chuỗi tháng ngày sắp tới của hai bà cháu vẫn tiếp tục những gian lao, vất vả.

Ông 78 tuổi và đứa cháu từng bị bỏ rơi

Bác Nguyễn Văn Ích, 78 tuổi ở Yên Dũng, Bắc Giang cùng cháu là Nguyễn Thị Ánh thi khoa Địa Lý ĐH Sư phạm Hà Nội. Với ba chiếc túi cũ đã rách, đựng vài quyển sách, hai ông cháu Ánh dậy từ 4giờ sáng để vượt chặng đường gần 100km đến trường thi.

Mô tả ảnh.
Ông Ích và Ánh tại buổi làm thủ tục sáng 8-7. Ảnh: Đỗ Hợp (TP).

Ánh được bác Ích mang về nuôi khi còn là đứa trẻ đỏ hỏn ai đó đặt ở đầu cầu Bắc Giang năm 1992. Bên cạnh em bé mới sinh lúc đó chỉ có một hộp sữa, không có một lời nhắn nhủ để lại. Bác Ích đem về định cho anh con trai nuôi, nhưng con bác túng quẫn quá nên không nhận. Dù cũng nghèo chẳng khác con trai, nhưng vợ chồng bác Ích vẫn quyết định nuôi Ánh với suy nghĩ: “Sau này hy vọng nó làm người có ích cho xã hội”.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bác Ích trong Tiểu đoàn 308, chiến đấu ở cánh đồng Mường Thanh- Điện Biên. Sau chiến tranh trở về, vết thương trên đầu luôn hành hạ khiến bác bị co rút vai, luôn sống trong những đêm mất ngủ.

Thêm Ánh, vợ chồng bác Ích phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Hai bác đều làm ruộng, thu nhập bấp bênh, ba người sống chủ yếu bằng tiền lương thương binh vài trăm nghìn một tháng. Biết công lao của ông bà, Ánh cố gắng học, học thật chăm chỉ để có thể đỗ vào đại học. Hàng ngày, Ánh đi đến trường 4 lần trong ngày, mỗi lần là 13 km, tổng cộng hơn 50km để khỏi phải ở lại ăn trưa tại trường, tốn kém.

Không còn đủ tiền nuôi Ánh ăn học, mấy năm trước ông bà bán gần 2 sào ruộng được 9 triệu đồng. Đưa cháu đi thi, ông Ích phải vay hàng xóm vài trăm nghìn đồng: “Nhìn thấy cháu nó ham học, muốn học sau này có nghề nên dù có phải vay mượn, tôi cũng đưa cháu bằng được về Hà Nội thi đại học”.

Dù không chắc chắn đỗ vào ĐH Sư phạm trong năm nay nhưng Ánh lạc quan: “Em sẽ cố gắng thi thật tốt để đền ơn ông bà đã chăm nuôi em nên người. Ông gần 80 tuổi mà phải đưa em đi thi ĐH, em cũng vì thế mà phải cố gắng".

Mô tả ảnh.
Bà Thuân.
Tại cụm thi Quy Nhơn (Bình Định), trong ngày hôm qua, phóng viên VietNamNet gặp bà Nguyễn Thị Thuân (74 tuổi) bắt xe buýt xuống Trường ĐH Quy Nhơn sửa sai thông tin trong giấy báo thi cho cháu.

Nguyễn Thị Hoàng Yến, cháu nội bà Thuân học tại Trường Tam Quan, sau đó chuyển sang học Trường Nguyễn Du. Thế nhưng, giấy báo thi bị sai thông tin Yến học ở Nguyễn Du năm lớp 10. "Vì vậy, sau buổi làm thủ tục dự thi, các thầy nói nên đi sửa…” - bà nói. Mẹ Yến đang trông cho bà ngoại và cha ốm ở bệnh viện, nên bà nội đảm nhiệm việc đưa cháu đi thi. "Tui đi sửa sai thay để cháu ở nhà nghỉ lấy sức" - vừa vuốt mồ hôi trên trán, bà vừa cười giải thích.

  • Lê ThưTheo Tiền Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,