221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1293775
12 câu hỏi trắc nghiệm lắng nghe người khác
1
Article
null
12 câu hỏi trắc nghiệm lắng nghe người khác
,

Lắng nghe người khác khi nói chuyện là yếu tố quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Trong giao tiếp hằng ngày, bạn đã lắng nghe thế nào để có được thiện cảm của mọi người? Mời bạn làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Bạn thường lắng nghe người khác như thế nào?

a. Luôn tôn trọng lắng nghe.
b. Chỉ lắng nghe khi cần thiết.
c. Thường tảng lờ vì còn phải suy nghĩ chuyện khác.

2. Bạn có thường làm lơ khi người khác có ý kiến trái ngược với mình?

a. Không, mà vẫn lắng nghe vì muốn tỏ ra tôn trọng họ.
b. Lắng nghe một cách miễn cưỡng.
c. Tất nhiên.

3. Khi nói điều gì, bạn có biết rõ lời nói của mình có tạo được ấn tượng cho người nghe hay không?

a. Thỉnh thoảng phải quan sát nét mặt của người đối diện thì biết được.
b. Nói một lát rồi mới chú ý đến người đối diện để biết.
c. Cứ nói thao thao bất tuyệt, chẳng cần chú ý xung quanh.

4. Khi cần nói điều gì quan trọng với người nào đó, bạn sẽ:

a. Chọn thời gian và địa điểm thích hợp để trình bày.
b. Chỉ nói khi cảm thấy thuận tiện cho cả hai.
c. Lúc nào cảm thấy thích mới nói.

5. Theo bạn, nên chọn đề tài nói chuyện khác nhau cho phù hợp với những người khác nhau?

a. Đúng, vì điều này sẽ tạo hứng thú cho cả đôi bên.
b. Nếu không có đề tài mới thì quả là dễ bị lúng túng.
c. Cứ nói theo cách của mình.

6. Khi nghe người khác nói, bạn có bao giờ nói xen ý kiến của mình?

a. Không bao giờ, vì như vậy là thiếu lịch sự.
b. Thỉnh thoảng, vì ngại làm mất hứng của người nói.
c. Thường xuyên, nhất là khi phát hiện ra những điều bất hợp lý.

7. Khi hoàn toàn không hiểu những điều người khác nói, bạn có yêu cầu họ giải thích lại không?

a. Chờ đến khi họ nói xong mới nhờ giải thích lại.
b. Chờ đến khi họ kết thúc một phần trình bày là sẽ nhờ giải thích.
c. Cắt ngang lời họ, đề nghị giải thích ngay.

8. Qua trò chuyện với mọi người, bạn nghĩ mình đã học hỏi thêm được nhiều điều thú vị?

a. Đúng, mỗi lần trò chuyện là một lần học hỏi thêm điều mới.
b. Chỉ qua những cuộc trò chuyện thú vị mới học được.
c. Không nghĩ như vậy.

9. Có bao giờ bạn bị người khác hỏi rằng bạn có hiểu những gì đã được nghe không?

a. Hiếm khi.
b. Thỉnh thoảng.
c. Thường xuyên.

10. Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách:

a. Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời.
b. Chỉ trả lời một cách chung chung.
c. Qua loa cho xong chuyện.

11. Khi nói chuyện với người nào đó, bạn thích chọn đề tài theo cách:

a. Cả hai cùng đưa ra đề tài.
b. Không có ý kiến.
c. Tự chọn đề tài.

12. Khi nói chuyện với mọi người, bạn có thường nhấn mạnh nhiều lần những từ mình muốn nói không?

a. Hiếm khi, vì không muốn cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng.
b. Thỉnh thoảng, vì không có thói quen này.
c. Thường xuyên, dù điều này có thể làm mọi người không thích.

Đánh giá kết quả:

• Nếu chọn nhiều câu a: Bạn biết lắng nghe đúng cách.

Với bạn, biết lắng nghe người khác không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mà còn chứng tỏ khả năng giao tiếp khéo léo. Bạn luôn học cách lắng nghe người khác và tìm thấy từ các cuộc trò chuyện nhiều điều hay, có ích cho mình. Cảm tình của mọi người dành cho bạn cùng vì thế mà cứ tăng dần lên.

• Khi chọn nhiều câu b: Bạn chỉ phần nào biết lắng nghe.

Đôi khi bạn bị phân tâm khi nói chuyện với người khác vì điều đó vô tình làm mất thiện cảm của người đối thoại. Tuy bạn có thay đổi, nhưng chưa tích cực. Biết lắng nghe và thấu hiểu khi nói chuyện với mọi người là cách giúp bạn thu phục cảm tình tốt của họ.

• Trường hợp chọn nhiều câu c: Bạn chưa biết cách lắng nghe người khác

Bạn không muốn quan tâm và cũng chẳng cần biết mọi người nghĩ gì về mình, vì thế bạn chỉ lắng nghe khi cảm thấy cần thiết. Bạn muốn giành thế chủ động về mình ngay cả khi nói chuyện vì bạn cho rằng có như vậy mới thể hiện được cá tính mạnh mẽ của mình.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần - The Personality 100)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,