221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1304502
Chỉ thuê người giúp việc biết ngoại ngữ 2
1
Article
null
Chỉ thuê người giúp việc biết ngoại ngữ 2
,

Với hi vọng giúp cô con gái Sabrina học thêm một ngôn ngữ thứ 2, chị Maureen Mazumder đã quyết định thuê một người trông trẻ không chỉ có nhiệm vụ chăm sóc mà còn để nói chuyện với con chỉ bằng tiếng Tây Ban Nha.

“Một yêu cầu bắt buộc là cô ấy phải nói được tiếng Tây Ban Nha” - chị Mazumder cho biết, cả mình và chồng đều không thành thạo ngôn ngữ này. “Chúng tôi thực sự mong muốn con gái mình có thể nghe được một ngôn ngữ khác.”

Thông tin trên các website và blog nổi tiếng dành cho cha mẹ cho thấy, nhiều bậc phụ huynh ở New York đang tìm những người giữ trẻ có thể giúp con họ học thêm được một ngôn ngữ thứ 2 – ngôn ngữ mà bản thân họ không thể nói được.

Và chắc chắn điều này sẽ có lợi cho Elena Alarcón - một người trông trẻ sinh ra ở Mexico đã từng học ở Mỹ. Mới đây, Alarcón đã hoàn thành 15 cuộc phỏng vấn với những ông bố bà mẹ sống ở Brooklyn và tất cả họ đều khẳng định rằng, nếu được thuê, chị sẽ chỉ nói tiếng Tây Ban Nha với bọn trẻ.

“Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ phải nói tiếng Anh với cả gia đình. Thật ngạc nhiên khi họ muốn tôi chỉ nói tiếng Tây Ban Nha.” – chị Alarcón cho biết.

Các bậc phụ huynh đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc muốn thuê những người trông trẻ có thể nói được một ngôn ngữ khác với con cái. Có những người trong số họ chật vật trong việc giao tiếp một ngôn ngữ khác, vì thế họ muốn con mình sẽ dễ dàng hơn trong cuộc sống khi biết một thứ tiếng khác. Một số người khác thì tin rằng, học thêm ngôn ngữ khác sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Và theo lẽ tự nhiên thì nơi có sự pha trộn ngôn ngữ nhiều nhất là New York, nhiều cha mẹ có mối quan hệ với các ngôn ngữ khác và họ muốn củng cố nó cho con mình.

Simona D’Souza, 38 tuổi lớn lên ở Kuwait và Canada. Ngay cả khi bố mẹ cô nói với nhau bằng tiếng Konkani – ngôn ngữ của bang Goa, Ấn Độ thì họ lại muốn con cái mình chỉ nói tiếng Anh. “Bố mẹ đã không nhận ra rằng, học một ngôn ngữ khác là có lợi cho chúng tôi.” – chị D’Souza nói.

Cách đây không lâu, nhiều phụ huynh còn muốn những người trông trẻ nước ngoài không nên nói tiếng mẹ đẻ mà chỉ sử dụng tiếng Anh với con cái họ, do lo sợ rằng ngôn ngữ khác có thể làm rối loạn sự phát triển tiếng Anh của bọn trẻ.

Chị D’Souza đã đưa ra một chiến lược khác biệt với 3 đứa con của mình. Chồng chị là người Đức và chỉ nói tiếng Đức với con cái. Người trông trẻ cho đứa bé 5 tuổi chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. “Chúng tôi sẽ không thuê chị ấy nếu như chị ấy không thể nói được tiếng Tây Ban Nha.” – cô nói. Hiện tại, chị đang dự định sẽ cho bọn trẻ tham gia một chương trình học tiếng Pháp.

“Một khi bạn nói được 3 thứ tiếng, não của bạn sẽ tiếp nhận được những ngôn ngữ mới. Nó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học ngôn ngữ thứ 4, thứ 5 hay thứ 6.

Không thông minh hơn nhưng linh hoạt hơn

Sự thật là các nghiên cứu cũng cho thấy việc học một ngôn ngữ thứ 2 sẽ giúp bạn học các ngôn ngữ khác dễ dàng hơn.

Trong vài năm gần đây, nhiều nhà thần kinh học và tâm lý học đã cố gắng khám phá ra những tác động của song ngữ tới sự phát triển của bộ não. “Song ngữ không làm cho trẻ thông minh hơn.” – giáo sư tâm lý học Ellen Bialystok tới từ ĐH York, Toronto nói.

“Có những tài liệu chứng minh rằng có sự phát triển về nhận thức, song việc trẻ thông minh hơn là không đúng.”

Nghiên cứu của giáo sư Bialystok cho thấy, những đứa trẻ sử dụng 2 ngôn ngữ có lượng từ vựng tiếng Anh ít hơn những trẻ chỉ nói một ngôn ngữ, và những từ vựng bị giới hạn đó thường là những từ được sử dụng ở nhà nhiều hơn là những từ được sử dụng ở trường học.

“Trẻ phải làm việc vất vả hơn để tiếp nhận một từ vựng ở một ngôn ngữ, điều này có thể làm trẻ chậm hơn dù chỉ là một phần nghìn giây nhưng vẫn là chậm hơn.”

“Tuy nhiên, những đứa trẻ sử dụng được 2 thứ tiếng thường hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp tốt hơn, ví như việc phân tách các thông tin được trình bày một cách khó hiểu. Một bài kiểm tra thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là cho những từ ‘đỏ’ và ‘xanh’ chạy qua màn hình nhưng 2 từ đó lại được biểu hiện bằng màu tía và màu vàng. Những đứa trẻ sử dụng 2 ngôn ngữ thường nhanh hơn trong việc nhận biết từ gì được viết bằng màu gì. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng 2 ngôn ngữ đã giúp trẻ phát triển phần vỏ não trước trán (khu vực não có chức năng đưa ra quyết định, giống như quyết định xem ngôn ngữ nào được sử dụng với người nào).

Chị D’Souza cho biết cả 2 con trai chị đều chậm hơn những đứa trẻ cùng lứa gần một năm trong việc phát triển ngôn ngữ. Giáo viên mầm non của một trong hai cậu bé tỏ ra lo lắng khi cậu bé không biết bảng chữ cái. Nhưng khi cả hai bắt đầu nói được (lúc 3 tuổi) thì chúng lại có thể chuyển đổi thành thạo giữa 3 ngôn ngữ. Bà mẹ này cho biết cậu con trai lớn còn nằm trong 99 trẻ được thử sức với chương trình dành cho những đứa trẻ thần đồng của thành phố.

“Sự linh hoạt trong suy nghĩ của bọn trẻ đã giúp chúng xuất sắc hơn trong những môn không liên quan đến ngôn ngữ như Toán học và Khoa học. Song với những thứ thông thường như bảng chữ cái thì chúng lại gặp khó khăn.” – chị nói về 2 cậu con trai.

Chấp nhận đầu tư

Giáo sư Bialystok nói: “Thuê một người giúp việc có thể nói ngôn ngữ thứ 2 là một cách hay giúp trẻ nhớ được ngôn ngữ đó, song liệu người giúp việc đó có thể ở cùng trẻ được bao lâu, và trẻ sẽ nói ngôn ngữ đó với ai nếu như họ ra đi?”

Một vài bậc phụ huynh cũng đã tính đến cả chuyện đó. Anh Nir Liberboim và vợ đã thuê một người trông trẻ người Peerru chỉ để nói tiếng Tây Ban Nha với cậu con trai của họ. Anh Peruvian đã lớn lên ở Texas và gặp khó khăn trong việc giao tiếp thông thạo bằng tiếng Tây Ban Nha vì anh chỉ được học trong vòng 1 tuần. Hiểu được những khó khăn trong việc tiếp thu một ngôn ngữ khác khi tuổi đã cao, vì thế anh muốn con trai mình được học ngay từ khi còn nhỏ. “Chúng tôi xem nó như là một món quà tặng cho con trai.” – anh Liberboim chia sẻ.

Họ đã quyết định giữ người trông trẻ ở lại nếu như cô ấy đồng ý, ngay cả khi cậu con trai đã đến tuổi đi học. “Tất nhiên là chúng tôi phải mất một khoản tiền cho việc đó, nhưng chúng tôi không muốn con trai mình bị mất đi một người để giao tiếp bằng ngôn ngữ đó.” – anh nói.

Nguyễn Thảo (New York Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,