Có hai nhà toán học được giải thưởng Fields đã chạm tuổi 40 đến từ Israel và Nga, hai nhà toán học còn lại là Ngô Bảo Châu 38 tuổi và Cédric Villani 37 tuổi.
TIN LIÊN QUAN
Huy chương Fields thứ nhất (Israel): Elon Lindenstrauss và lý thuyết ergodic
Lindenstrauss, sinh năm 1970 ở Jerusalem, hiện là giáo sư của ĐH Princeton (Hoa Kỳ), được trao giải Fields cho kết quả nghiên cứu về đo đạc độ cứng (measure rigidity) trong lý thuyết ergodic, và ứng dụng của nó cho một số lý thuyết. Lindenstrauss đã đạt được những tiến bộ sâu rộng trong lý thuyết ergodic.
Nhà toán học Lindenstrauss, 40 tuổi
Anh và cộng sự đã tìm thấy nhiều ứng dụng khác bất ngờ của các kỹ thuật lý thuyết ergodic trong vấn đề lý thuyết số cổ điển. Nghiên cứu của ông đặc biệt sâu sắc và ảnh hưởng của nó vượt xa lý thuyết ergodic.
Lindenstrauss có ba đứa con. Anh đã nhận được nhiều giải thưởng trong Toán học như sau: Giải thưởng: European Mathematical Society Prize (2004), Michael Bruno Memorial Award (2008), Erdos Prize, Fermat Prize (2009).
Huy chương Fields thứ hai (Việt Nam): Ngô Bảo Châu và "Bổ đề cơ bản" của Langlands
Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Việt Nam đã được trao Huy chương Fields vì chứng minh thành công Bổ đề cơ bản của Langlands, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua, nhiều nhà toán học hàng đầu - kể cả cá nhân Langlands - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại!
Anh Ngô Bảo Châu chuẩn bị nhận Huy chương Fields 2010
Dưới tên là Bổ đề cơ bản, nhưng đây là một Giả thuyết, tức là một dự đoán - do Robert Langlands đưa ra vào những năm 60, và sau đó được diễn đạt dưới dạng tổng quát trong một công trình chung của Robert Langlands và Diana Shelstad vào những năm 70. Do vai trò đặc biệt quan trọng của Bổ đề cơ bản, rất nhiều nhà toán học tài ba đã tập trung sức lực tấn công nó và đã chứng minh được một số trường hợp riêng. Trường hợp riêng quan trọng nhất lại cũng chính do Bảo Châu cùng thầy hướng dẫn luận án Tiến sĩ của mình là GS Gerard Laumon chứng minh vào năm 2004. “Chỉ với” kết quả riêng đó, năm 2004 hai nhà toán học này đã được trao một trong những giải thưởng danh giá trong Toán học: Giải thưởng Clay.
Ngô Bảo Châu đã lập gia đình với người bạn học cùng lớp từ năm 22 tuổi và có ba con gái. Anh mang quốc tịch Việt Nam và Pháp.
Huy chương Fields thứ ba (Nga): Stanislav Smirnov và mô hình Ising phẳng trong vật lý thống kê
Smirnov sinh năm 1970 tại St.Petersburg, Nga. Tuy nhiên, năm 22 tuổi anh đã tới Mỹ học và nhận bằng tiến sĩ ở đây năm 1996. Sau đó anh làm việc tại Thuỵ Điển và đại học Yale và Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton. Từ năm 2003, anh là giáo sư ở ĐH Geneva, Thuỵ Sĩ.
Nhà toán học người Nga Smirnov
Anh đã đạt được những giải thưởng sau: Giải thưởng Khoa học của Viện toán Clay (2001), Salem Prize (cùng Oded Schramm, 2001), Giải Rollo Davidson Prize (2002), Giải EMS của Hội Toán học châu Âu (2004).
Huy chương Fields thứ tư (Pháp): Cédric Villani và lý thuyết của Boltzmann
Cédric Villani sinh năm 1973 in tại Pháp. Sau khi học xong ĐH École Normale Supérieure ở Paris from 1992 to 1996, anh đã được bổ nhiệm làm giáo sư trợ giảng ở đó.
Nhà toán học Cédric Villani, Pháp
Năm 2000, anh là giáo sư của ĐH École Normale Supérieure ở Lyon. Anh đã tới nghiên cứu tại các trường ĐH Atlanta (1999), Berkeley (2004) and Princeton (2009).
Lĩnh vực nghiên cứu của Cédric Villani là Phương trình vi phân, Phương trình đạo hàm riêng và Toán Vật lý.
Giải thưởng mà anh đã đạt được gồm có: Giải Jacques Herbrand của Viện hàn lâm khoa học Pháp (2007), European Mathematical Society (2008), giải Henri Poincaré và giải Fermat Prize (2009).
Năm 2009 anh đã được bổ nhiệm là Viện trưởng Viện Henri Poincaré (IHP) ở Paris.
- Tú Uyên (theo ICM 2010)