221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1302872
GS Ngô Bảo Châu: "Không để dòng chảy nào cuốn mình đi"
1
Article
null
GS Ngô Bảo Châu: 'Không để dòng chảy nào cuốn mình đi'
,

- GS Ngô Bảo Châu nói ,để trở thành người nghiên cứu tốt thì không đua theo thời thượng, làm bạn với thời gian và xây dựng được không gian cho riêng mình.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Le Parisien.

7 "gạch đầu dòng" cho người nghiên cứu

Ngoài blog cá nhân "Thích Học Toán" ..., GS Ngô Bảo Châu còn tham gia một số diễn đàn của nghiên cứu sinh Việt Nam. Với biệt danh thichhoctoan, vẫn cách viết gọn, ngắn, anh chia sẻ kinh nghiệm "làm thế nào để trở thành người nghiên cứu tốt" trên diễn đàn Phdvn Vietnam.

1. Luôn nắm thông tin về "dòng chảy chính" xem người ta đang quan tâm cái gì. Để cái ta làm có liên hệ với dòng chảy chính.

2. Không đua theo thời thượng. Thời thượng luôn thay đổi. Chỗ nóng nhất cũng là chỗ nguy hiểm. Khi bạn chưa có đủ lông cánh, rất dễ bị các máy lớn đè bẹp.

3. Xây dựng không gian riêng cho mình, vấn đề riêng, cách nhìn riêng, kỹ năng riêng. Đấy sẽ là cái về lâu về dài sẽ giúp bạn khẳng định mình.

4. Luôn để thời gian làm bạn của mình. Đua với thời thượng, bạn sẽ luôn luôn phải chạy theo thời gian.

5. Để trở thành chuyên gia, bạn phải nắm vững những kỹ năng tiên tiến, phức tạp. Muốn hơn chuyên gia, bạn phải biết trả lời những câu hỏi đơn giản nhất, cơ bản nhất một cách hơi khác với những người khác.

6. Để có một cái nhìn hơi khác, không nên để mình cuốn theo dòng chảy.

7. Không chủ quan với cách nhìn khác của mình. Luôn tận dụng cơ hội để cọ sát va chạm cách nhìn của mình với những người khác. Nhất là những người giỏi.

"Lúc nào cũng giữ gìn cho mình sự đam mê"

Trong những ngày ngắn ngủi ở Việt Nam trước khi sang Ấn Độ dự đại hội toán học thế giới, nói chuyện với báo chí, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, bí quyết của mình là lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học.

[video(19917)]
Nghe GS Ngô Bảo Châu nói về đam mê

"Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì".

"Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn".

"Một cậu học trò hay cãi"

"Hay cãi, hay tranh luận, có những ý tưởng rất hay. Nhiều khi có những cái các cô giáo không tin cách Châu làm đâu" - Nhớ lại thời học tiểu học của GS. Ngô Bảo Châu, kí ức năm xưa như lại ùa về trong tâm trí GS Hồ Ngọc Đại - thầy dạy học thời niên thiếu.

"Không tin bởi vì nó lạ, khác quá! Tôi phải nói với các cô phải tin học trò của mình, không nên nghi ngờ như thế. Có cô giáo nghĩ có những việc em làm như thế hay là do ai xui em làm. Mình bảo, tại sao không nghĩ là do em tự nghĩ ra".

[video(20106)]

Nhận tin GS Châu có giải, GS Hồ Ngọc Đại nói đó là một niềm an ủi, nặng về an ủi nhiều hơn là tự hào. Bởi vì, những quan điểm của ông có thể có thật, và đã cho thành quả thật.

Với GS Đại, những kết quả đạt được của cậu học trò trường thực nghiệm ngày xưa là nỗ lực cá nhân, công ấy trước hết là công của Châu, của gia đình rồi cuối cùng mới đến người khác.

"Tôi tôn trọng bản tính của trẻ con. Nó có thể khác mình. Nó có thể khó chịu với mình. Người lớn thường khó chịu về những việc tào lao như vậy. Người lớn phải chiều theo trẻ em thì mới dạy trẻ em được".

Ông nói, nếu học Ngô Bảo Châu thì học ở anh cái tự tin, sự say mê. "Trong lĩnh vực nào cũng được, nhưng phải say mê". Bởi sự chân thật, tự tin và say mê là những điều quan trọng để con người có thành công.

  • Hạ Anh - Hương Giang
    Audio: Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,