221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1300269
Gặp "người mẹ thứ hai" của cậu bé 10 năm đánh giày
1
Movie
null
Gặp 'người mẹ thứ hai' của cậu bé 10 năm đánh giày
,

- Với Phúc, cậu bé 10 năm đánh giày, vừa đỗ vào chuyên ngành Báo mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô Nguyễn Nguyệt Hà, dạy văn ôn thi ĐH là cũng như "người mẹ thứ hai" của bạn.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Đối với Phúc, cuộc sống vừa học vừa kiếm tiền sinh sống ở Hà Nội không ít lần khiến em thấy mệt mỏi và chán nản. Nhưng cứ sau mỗi giờ học với cô, em lại thấy tràn ngập niềm tin và quyết tâm.

Mời bạn đọc cùng nghe cô Nguyệt Hà chia sẻ về cậu học trò đặc biệt này.

[video(19778)]

Cô Nguyệt Hà vẫn nhớ ánh mắt của cậu học trò khá bảnh trai trong buổi học đầu tiên: “ Tôi giảng đề văn về số phận trẻ em lang thang cơ nhỡ và có nói đến những cậu bé đánh giày… Cuối giờ, Phúc đã nán lại nói với tôi rằng: “Cô có tin em là một học sinh đánh giày không? Tôi đã nhìn thẳng vào mắt em và nói rằng: “Tôi biết, em là trẻ đánh giày.”

Phúc đã rất ngỡ ngàng bởi bạn luôn xuất hiện trước cô giáo, trước mọi người với cách ăn mặc gọn gàng, sáng sủa.

Cô Hà giải thích: “Trong buổi dạy, tôi thường đi tìm những ánh mắt. Và nhìn trong ánh mắt của Phúc, khi tôi chạm đến cái từ “đánh giày”, đôi mắt em chùng xuống, đầy xúc cảm và suy nghĩ . Lúc đầu, em rất buồn nhưng khi tôi giảng đến câu: Tại sao ta không nở một nụ cười với những em bé đánh giày, không chia sẻ nỗi vất vả nhọc nhằn của các em, lúc đó, ánh mắt của em sáng rực lên.”

Phúc đã nói với tôi: “ Cảm ơn cô. Sau bài giảng hôm nay, khi cô nói rằng nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ cần đó là nghề lương thiện, cô đã cho em một sự tự tin và từ nay, khi đi đánh giày, em sẽ ngẩng cao đầu và nhìn đời.”

“Tôi đã rất ngạc nhiên khi muốn miễn học phí cho Phúc và “bị” em từ chối. Em nói: “Em vẫn có thể kiếm được tiền nuôi thân. Cô hãy cho em một chút tự trọng để sống. Chả lẽ cứ nghèo là lại phải xin người khác để sống. Trong lớp mình có bạn Hoa, nhà bạn ấy còn nghèo hơn em, cô hãy miến phí cho bạn ấy.”

Phúc đã từng viết cho cô: “Khi đi học, em xót đồng tiền của mình lắm. Thế nên, em phải chọn thầy cô mà em cảm thấy có thể học tốt, cho đỡ phí đồng tiền mình kiếm được.”

“Một cậu bé biết trân trọng sức lao động của mình,em đã cho tôi cảm nhận ban đầu: đó là một cậu bé có tư cách đạo đức tốt.”- cô Hà đã nghĩ như thế khi đọc những dòng thư của cậu bé đánh giày Nguyễn Văn Phúc.

Nụ cười vô tư, hồn hậu, luôn là người hát nhiều nhất, nhận được nhiều cái vỗ tay nhất từ bạn bè trong những giờ giải lao - hình ảnh sinh động đó của cậu học trò khiến cô hạnh phúc.

  • Nguyễn Hường
  • Audio: Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,