221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1304286
Mẹ Ngô Bảo Châu dành cho con món quà bất ngờ
1
Movie
null
Mẹ Ngô Bảo Châu dành cho con món quà bất ngờ
,

- PGS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ GS Ngô Bảo Châu, chỉ muốn bao giờ có thời gian, sẽ dành thưởng cho cậu con trai duy nhất một món quà rất nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa. "Đây là điều bí mật mà tôi muốn dành cho Châu sự bất ngờ".

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Gia đình đón GS ở sân bay.

Bà nói, đón con từ sân bay, mình mừng khôn xiết nhưng chưa bao giờ chuẩn bị cho cảm giác này.

Trả lời câu hỏi của báo Pháp luật TP.HCM "ngoài công sinh thành, nuôi dưỡng ra thì yếu tố nào quyết định được thành đạt như ngày hôm nay của GS Châu", vị PGS đang là Hiệu phó trường Y học cổ truyền cho hay, đó là chính bản thân và tố chất của anh. "Ngoài ra, Châu trưởng thành từ một môi trường đào tạo với nhiều thầy cô giáo thật xuất sắc ở nước ngoài.

Bà nói mình cũng rất chiều con, nhưng không phải như một cậu hoàng tử hay cô công chúa. Bây giờ, Châu cũng đang dạy các con như vậy. Cậu con trai duy nhất trong gia đình thỉnh thoảng nhắc mẹ đừng chiều các cháu quá mà sau này khó dạy. "Tất cả phải tự bản thân nó là chính".

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, nhà số 6 (đối diện nhà GS Châu) nói mình rất vui và vinh dự "vì được sống cạnh nhà một người nổi tiếng". Hàng xóm láng giềng quý gia đình GS Châu bởi bố mẹ của GS Châu hiền lành, chỉ biết làm nghiên cứu khoa học.

Bà Đông, 66 tuổi, người bán nước có thâm niên hơn 20 năm tại phố Đào Tấn mấy hôm nay sưu tầm các bài báo viết về Ngô Bảo Châu. Hôm qua, khi GS Châu từ Ấn Độ trở về nhà, bà đã mang ra khoe với trẻ con.

GS Ngô Bảo Châu muốn ra mắt quỹ học bổng mang tên mình, nhưng anh không đồng ý việc có người muốn đóng góp một số tiền rất lớn và tự điều hành. Anh muốn học bổng sẽ phát huy hiệu quả, được trao tận nơi, tận tay cho các sinh viên nghèo học giỏi và GS Ngô Huy Cẩn, bố anh, sẽ tạm điều hành.

GS.TSKH Nguyễn Văn Điệp là người bạn thân thiết của gia đình Ngô Bảo Châu. Là đồng nghiệp, đồng thời là hàng xóm với GS Ngô Huy Cẩn, ông đã chứng kiến GS Châu từ những năm tháng đầu đời khi anh mới hé lộ tiềm năng Toán học, đến khi trưởng thành, bắt đầu con đường khoa học gian khó nơi xứ người, cho tới những lúc anh chinh phục từng cột mốc thành công trên chặng đường sự nghiệp.

[video(19915)]
GS Ngô Bảo Châu cho hay, trong 5 năm tới, anh không thể về Việt Nam sống và làm việc toàn bộ thời gian nhưng có thể sẽ về thường xuyên và dài hơn. Anh cũng nói về sự cần thiết tổ chức các nhóm nghiên cứu trẻ để tạo ra sự đột phá chứ không nên để các bạn đi trên luống cày của các bậc tiền bối đã làm

"Không phải dân Toán nên không hiểu rõ công trình của Ngô Bảo Châu. "Về mặt chuyên môn, có rất nhiều giáo sư Toán học đã đề cập rồi. Vì thế, tôi muốn chia sẻ những cảm xúc riêng về khía cạnh khác về con người Châu", GS Điệp nói với phóng viên Vn Media trong ngày 20/8.

Theo GS Điệp, là con người làm khoa học, bận rộn nhưng anh Châu rất biết cách đối xử, với gia đình, bạn bè, cả những người thân của bố mẹ.

Ông nói rằng, điều mà mình khâm phục ở nhà khoa học trẻ này là anh không để sự bận rộn biến thành sự thờ ở với những thứ ngoài khoa học.

"Châu rất quán xuyến công việc gia đình, dành nhiều thời gian chăm lo con cái".

GS Điệp nhớ lại, khi mới lấy vợ, ở Pháp, anh được một GS rất nhiệt tình với gia đình mời về ở nhà ông. Đến khi vị GS nàymất đi, quyền thừa kế nhà thuộc về người khác, anh Châu ra ở riêng ở ngoại ô Paris.

Cho cả đến bây giờ, gia đình không có người giúp việc, Ngô Bảo Châu vừa làm khoa học, vừa kiếm tiền nuôi gia đình, vừa đưa con đi học văn hoá, học đàn .Bây giờ, vợ anh, chị Bảo Thanh, nghỉ việc dành toàn tâm chăm lo gia đình thì đỡ bận rộn hơn.

Cách đây 10 năm, khi GS Điệp và vợ sang Pháp công tác, hai vợ chồng GS Châu đưa cháu bé đầu lòng lúc đó còn nhỏ sang gửi, vì 2 người muốn đi xem phim mà bận quá, khó thu xếp thời gian.

"Tôi kể chuyện này muốn các bạn thanh niên trong nước so sánh thấy mình may mắn, vì khi lập gia đình, các bạn có bố mẹ, họ hàng đỡ đần, có osin giúp việc… còn như Châu ở nước ngoài, còn nhiều khó khăn hơn" - GS Điệp giải thích.

Ngô Đắc Tuấn, một nhà toán học Việt Nam đang giảng dạy ở Pháp nói: "Điều tôi rất khâm phục ở anh là luôn biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, một điều rất khó với đặc thù của việc làm Toán, một công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài; nhiều khi các nhà Toán học quên mất có một thế giới rất thực đang ở bên cạnh mình".

  • Hạ Anh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,