Việc một người Trung Quốc tự đặt một cái tên tiếng Anh cho mình liệu có phải là dấu hiệu cho thấy người ta đang mất dần sự tự tin về nền văn hóa của dân tộc? Báo Thượng Hải hàng ngày đã có bài viết về vấn đề này.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
Gần đây, được làm việc trong một công ty marketing của nước ngoài có trụ sở tại Thượng Hải, tôi được chứng kiến việc những nhân viên văn phòng người Trung Quốc đang sử dụng những cái tên tiếng Anh ngày một phổ biến.
Xu hướng này xuất hiện ở cả những công ty trong nước và những công ty nước ngoài, đến mức ngay cả những nhân viên Trung Quốc không thể nói hay viết được ngôn ngữ này ngoài những từ cơ bản nhất không chỉ háo hức mà còn buộc mình phải tuân theo xu hướng xã hội này bằng cách tự giới thiệu mình bằng những cái tên tiếng Anh.
Xu hướng này đang thực sự gây hoang mang.
Khi sử dụng tiếng Anh chỉ như một công cụ không thể thiếu để giao tiếp trong kinh doanh, chúng ta nhìn nhận nó một cách đơn giản, thẳng thắn và không có các yếu tố văn hóa - điều chỉ làm bối rối cho những người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Song với việc sử dụng những cái tên tiếng Anh trong công việc hàng ngày, giới công chức Trung Quốc đang cố gắng để dùng ngôn ngữ này như một công cụ giao tiếp mang tính văn hóa cũng như trong kinh doanh.
Đặc biệt, họ đang cố gắng để tạo ra sự nhận dạng thứ hai cho chính mình – một sự nhận dạng toàn cầu hơn và cởi mở hơn với những mối quan hệ ngoài nước.
Tuy nhiên, tôi tự hỏi tại sao những cái tên này lại cần thiết với những công chức Trung Quốc chưa bao giờ học để nói được ngôn ngữ này và có thể sẽ không bao giờ bước ra khỏi Trung Quốc ngoại trừ một vài kì nghỉ ngắn.
Trong một thế giới – nơi mà sự ảnh hưởng của phương Tây ở cả Trung Quốc và các quốc gia khác chiếm ưu thế hơn hẳn trong văn hóa hiện đại thì việc sử dụng những cái tên tiếng Anh chắc chắn là sẽ được nhiều người xem là ‘tuyệt vời’.
Song với việc sử dụng tiếng Anh khi mà không phải lúc nào điều đó cũng là cần thiết thì có đang ca tụng nó quá cái mức đáng có của một phương tiện giao tiếp toàn cầu hay không?
Liệu việc thay thế cái tên khai sinh đầy ý nghĩa mang tính văn hóa của mình bằng một cái tên tiếng Anh ở một môi trường không sử dụng tiếng Anh có phải là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự thiếu tự tin vào nền văn hóa của dân tộc hay không?
Theo nhiều cách, tên riêng là hình ảnh đại diện nổi bật cho một ngôn ngữ nơi mà nó bắt nguồn.
Với sự xác định cơ bản và nguồn gốc mang tính lịch sử, nó thể hiện những trải nghiệm văn hóa của ngôn ngữ đó thông qua cái nhìn của người bản xứ.
Tuy nhiên, khi tách ra khỏi nền văn hóa của mình thì những cái tên này chẳng là gì ngoài việc giữ chức năng là một cái mác cho một người cụ thể - một sự chọn lựa đơn giản và hoàn toàn không thể hiện được sự phong phú của nền văn hóa được đúc kết trong cái tên.
Trong trường hợp cụ thể này, nên hiểu rằng những cái tên tiếng Anh hoàn toàn dẫn tới sự thể hiện sai lệch nền văn hóa Trung Quốc. Vì thế, việc sử dụng nó trong một môi trường thuần nhất tiếng Trung chỉ mang tới sự lạc lõng và có thể dẫn tới sự bất tiện rõ rệt về văn hóa với những sắc thái văn hóa sai lệch, ngay cả khi những cái tên tiếng Anh đang được tôn vinh như một phần không thể thiếu trong môi trường làm việc.
- Nguyễn Thảo (Theo Shanghai Daily)