221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1295979
Xót lòng những cái chết hụt vì trượt đại học
0
Article
null
Xót lòng những cái chết hụt vì trượt đại học
,

- Không đạt được ước mơ đặt chân vào cổng trường ĐH, chán nản, phẫn uất, buồn tủi,.. mọi thứ dường như quá sức chịu đựng với các em và giải pháp cuối cùng là tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.Hà Nội chiều mưa cuối tháng 7. Trong căn phòng điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, câu chuyện giữa tôi và bố mẹ em Tâm, quê Hải Hậu, Nam, ngập tràn trong nỗi buồn và nước mắt.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
  • Báo động thí sinh tự kết liễu vì trượt đại học
  • Lại xót lòng nam sinh chuyên Toán tự tử
  • Họ đã nghĩ mình đã mãi mất con

    “Tâm là đứa cần cù, chăm chỉ, suốt ngày chỉ biết có học và học. 12 năm học cháu đều là học sinh khá” – Bố em, chú Vũ cho hay.

    Mô tả ảnh.
    Áp lực học hành, thi cử là nguyên nhân chính dẫn tới việc tự tử của nhiều em học sinh (Ảnh: ST).

    Không giấu nổi sự xúc động, mẹ em cô Xuân ngồi cạnh bên nước mắt ngắn dài: “Nhà có ba anh em, Tâm là con thứ hai, trên là một anh đang học năm hai ĐH Hàng hải. Dù gia đình làm nông nghiệp nhưng chúng tôi gần như không để các cháu phải động tới việc nhà”.

    Chú Vũ cho biết: “Tâm đăng kí thi vào ĐH Thương mại. Hôm mùng 5/7 thi xong, ra khỏi phòng thi cháu chỉ hơi buồn, nói con làm bài không tốt. Nhưng khi về nhà, cháu bắt đầu có những biểu hiện lạ: cư xử, nói năng không bình thường, thậm chí chửi bởi, mắng nhiếc bố mẹ”.

    Lúc đầu, mọi người nghĩ cháu hành động như vậy chỉ là bột phát do không làm được bài. Nhưng hai ba ngày liên tiếp, cháu đều có những biểu hiện khác thường khiến vợ chồng chú Vũ thực sự lo lắng.

    Cao trào của sự việc là khi Tâm bỏ nhà ra đi. Cô Xuân nước mắt lưng tròng: “Buổi chiều, cháu nói sang nhà bạn chơi rồi tối, tới 8h vẫn không về ăn cơm khiến chúng tôi như ngồi trên lửa. Hai vợ chồng hô hào mấy anh em đi tìm con khắp nơi”.

    12h đêm. Mọi thứ gần như đã rơi vào vô vọng. Bước nặng nề trên con đường đê về nhà, những ý nghĩ xấu nhất về cô con gái dù không muốn cứ ập đến: “Mình đã mất con thật rồi anh ơi”. Người mẹ như ngất đi trong những giọt nước mắt dằn vặt và khổ đau.

    Cố nén nỗi đau, chú Vũ dựng vợ dậy: “Còn nước còn tát mình ạ”. Từng phút nặng nề trôi qua. Chỉ một đêm thôi sao dài như cả thế kỉ.

    Vì em phải học nhiều quá!

    Rồi hai vợ chồng tìm thấy Tâm chân trần, bước đi vô hồn trên con đường nhỏ cách nhà chừng 10km. Xiết chặt vòng tay ôm lấy cô con gái bé bỏng, người mẹ vỗ về con: “Về với mẹ đi con, đừng đi lang thang. Lòng mẹ đau lắm”.

    Mô tả ảnh.

    Tại Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, những tấm lưới sắt được lắp thêm giữa cầu thang tầng 1 và 2 đề phòng bệnh nhân có thể nhảy xuống tự tử bất cứ lúc nào.

    Sáng hôm sau, hai vợ chồng tức tốc đưa con lên Hà Nội vào khám ở Bệnh viện Bạch Mai. Cuối cùng em được chuyển sang Viện Sức khỏe Tâm thần.

    “Lúc vào em cũng vùng vẫy, không chịu nằm viện, luôn coi mình là người giỏi nhất, khóc cười lung tung, đòi tự tử” – BS chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng cho biết.

    Sau gần 10 ngày điều trị, tâm trạng của Tâm đã dần ổn định. Chỉ ngày mai thôi, em sẽ được ra viện. Gặp tôi em cười, nụ cười dù còn méo xẹo nhưng cũng đủ làm ấm lòng bố mẹ em ngồi cạnh bên: “Nghĩ lại em thấy mình nông nổi quá. Vào đây mới hiểu bố mẹ vất vả vì em nhiều”.

    Tâm cho biết: “Ở lớp thầy cô ngày nào cũng cho nhiều bài tập lắm. Mọi người ai cũng phải gắng theo. Có buổi lên lớp nhìn quanh ai cũng ngủ gà ngủ gật vì mệt mỏi, chán kinh khủng”.

    Giải thích nguyên nhân dẫn đến trạng thái stress bệnh lí của mình, em chia sẻ: “Nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ việc em không có kế hoạch học tập khoa học. Các môn Toán, Lý, Hóa kiến thức rộng quá, học mãi mà không “ôm” hết được. Càng đến ngày thi, em càng cuống cuồng lao vào học. Càng học càng mệt mỏi. Rồi bạn bè đều nghĩ sức em học thế gì mà không đỗ. Mọi thứ “vỡ tung” khi em không làm được bài”.

    Em tâm sự: “Năm tới em vẫn sẽ ôn thi ĐH, tiếp tục thi”. Nghe lời khuyên của anh trai, sắp tới Tâm cho biết sẽ lên TP Nam Định, thuê nhà, ôn thi tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: “Như thế vừa để em rèn tính tự lập, vừa để thoát khỏi dư luận của thầy cô, bạn bè”.

    Nỗi lo còn đó

    Vừa mới nhận con từ vực thẳm của “tay thần chết”, giờ thấy con khỏe mạnh, khỏi phải nói vợ chồng chú Vũ vui như thế nào.

    Nắm tay tôi thật chặt, cô Xuân cho biết: “Cũng chỉ mong cháu thoải mái tinh thần. Gia đình không bắt cháu phải học. Nhưng khổ nỗi, quê mình có truyền thống hiếu học. Quanh đó các cháu đua nhau học ghê lắm. Không biết năm sau cháu thi trượt thì sao nữa”.

    “Không đỗ ĐH thì học CĐ, học nghề hay đi làm gì cũng được, không sao cả” – Chú Vũ nói vào.

    “Nhưng cháu nó mới qua cơn chấn động tâm lí, mình cũng không dám can thiệp sợ cháu ức chế. Chắc sắp tới gia đình vẫn phải nhờ tới các bác sĩ của viện tư vấn giúp. Chúng tôi kiến thức nông cạn, chỉ biết lo làm ăn, kiếm tiền cho các cháu ăn học nên nhiều lúc nghĩ cũng đau lòng lắm”.

    Ngó sang cô con gái đang cười đùa với cô em út, chú Vũ thở dài: “Chú nhìn xem, cũng vì suốt ngày học hành mà người cháu giờ còn gì đâu: gầy rộc và ốm yếu quá rồi”.

    (còn tiếp...)

    • Văn Chung
    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,