221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1306585
GS ĐH Cambrigde: "ĐH Việt Nam phải thu hút người giỏi nhất"
1
Article
null
GS ĐH Cambrigde: 'ĐH Việt Nam phải thu hút người giỏi nhất'
,

- Trong tháng 9, các giáo sư từ 6 trường ĐH danh tiếng của Vương quốc Anh như Oxford, Cambridge, Liverpool, Newcastle, Nottingham và Durham đã sang giảng bài cho sinh viên Việt Nam ở 7 trường ĐH về các chủ đề khoa học kỹ thuật, dưới sự hỗ trợ của Sterling Group và Hội đồng Anh. Đây là lần thứ ba Sterling Group đưa các giáo sư của Anh quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có sự tham gia của những ĐH hàng đầu như Oxford, Cambridge và có các giáo sư đứng đầu của các khoa sang giảng dạy.

TIN LIÊN QUAN

    

Mô tả ảnh.
GS David Carwell, ĐH Cambridge trả lời phỏng vấn VietNamNet tại khách sạn Hilton.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên VietNamNet, giáo sư David Cardwell (ĐH Cambridge) đã cho biết nhiều kinh nghiệm của các trường ĐH Anh quốc trong việc phát triển nghiên cứu trong trường ĐH.

GS David Cardwell, Nhóm siêu dẫn khối lớn, Phó trưởng khoa kỹ thuật, ĐH Cambridge, nhấn mạnh: VN muốn có những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường ĐH thì phải thu hút được những nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế sang làm việc.

Vì sao ông sang Việt Nam để giảng dạy cho sinh viên?

Lý do tôi sang Việt Nam là để tìm kiếm sự cộng tác, trao đổi sinh viên, nghiên cứu và trao đổi học thuật, đặc biệt thúc đẩy quan hệ giữa khoa kỹ thuật ở Vương quốc Anh và ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Trong đợt này, ông có định tìm những sinh viên hoặc nghiên cứu sinh giỏi của VN không?

Chúng tôi có rất nhiều ấn tượng tốt với sinh viên VN ở Vương quốc Anh, đặc biệt là SV VN ở ĐH Cambridge, họ học và làm việc rất tốt. Tuy nhiên vấn đề là quỹ nghiên cứu hiện nay rất hạn hẹp đã khiến nhiều SV Việt Nam giỏi đã phải sang Mỹ, và tôi thực sự thấy buồn khi họ ra đi.

Ông giảng dạy những vấn đề gì ở VN, nó có mới ở Vương quốc Anh không, ông có nghĩ là SV VN có hiểu được?

Ngày 8/9, tổ chức QS World University Rankings cho biết lần đầu tiên ĐH Havard đã phải nhường vị trí số một cho ĐH Cambridge của Vương quốc Anh.

Những vấn đề tôi giảng là nằm ở các nghiên cứu, mà những nghiên cứu thì luôn luôn mới. Tôi thường xuyên phải cập nhật những thông tin mới nhất cho nghiên cứu của mình. Bài giảng của tôi đề cập đến các đặc tính về của chất siêu dẫn nhiệt độ cao, cách chế tạo chúng và ứng dụng của vật liệu này.

Nhiệm vụ của tôi là phải làm cho người ta hiểu được, nếu tôi giảng mà không ai hiểu được thì đó là lỗi của tôi chứ không phải của sinh viên. (cười)

Ứng dụng của vật liệu siêu dẫn dùng cho tàu chạy bằng đệm từ trường, chụp ảnh cắt lớp hoặc dùng để lưu trữ năng lượng, đặc biệt là làm nam châm siêu dẫn (từ trường rất lớn so với nam châm thông thường).

Tôi đã có hai bằng phát minh sáng chế từ vật liệu siêu dẫn này, cả hai giúp chế tạo những vật liệu có tính chất ưu việt nhưng giá thành rất thấp, có thể ứng dụng được trong ngành công nghiệp.

Việc thành lập những công ty trong trường đại học đã đem lại lợi ích gì cho trường ĐH và các nhà nghiên cứu trong trường của ông?  

Mô tả ảnh.
ĐH Cambridge, Vương quốc Anh năm nay xếp số 1 thế giới

Các trường ĐH,  trong đó có ĐH Cambridge, có Khoa Công nghệ và khoa học, thường có rất nhiều sáng kiến cho trường.

Khoa này có tiềm năng kiếm tiền cho trường hay tạo ra các thiết bị. Trường ĐH của tôi cũng có Khoa Doanh nghiệp, khoa này đưa ra lời khuyên cho những người như tôi nên nghiên cứu về vấn đề gì để có thể thương mại hoá được. Nếu tôi có ý tưởng hay, trường ĐH sẽ tạo điều kiện nuôi dưỡng ý tưởng đó, hỗ trợ tôi đến khi đạt một mức nào đó và họ nói: điều này không còn thuộc phạm vi của trường ĐH, đây là công việc của một công ty, vì thế, chúng tôi có thể chuyển ra thành lập công ty mà nhà trường không đòi tiền chúng tôi.

Nếu tôi kiếm được tiền từ việc bán phát minh, sáng chế, tôi đầu tư trở lại nhóm nghiên cứu và sẽ có nhiều nhóm nghiên cứu hơn, làm được nhiều việc hơn, chẳng hạn như tuyển thêm người vào làm việc. Trong nhóm nghiên cứu của tôi, có ba người cùng làm là tôi, một sinh viên và một người làm sau tiến sĩ đều được hưởng lợi như nhau từ việc này.

Các trường ĐH Việt Nam cũng đang mong muốn thành lập những nhóm nghiên cứu như ở các nước phát triển, ông có lời khuyên nào không?

Sterling Group là tổ chức đại diện cho 20 trường ĐH hàng đầu về nghiên cứu kỹ thuật của Vương quốc Anh. Từ ngày 6-10/9/2010, chuyến thăm của Sterling bắt đầu bằng buổi nói chuyện với sinh viên và các bộ nghiên cứu muốn tìm học bổng tiến sĩ tại Anh. Các GS đã hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu, tìm học bổng.

Đó là mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể thực hiện được trong thời gian dài. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải thu hút được những nhà nghiên cứu giỏi tầm cỡ quốc tế đến VN làm việc. Chẳng hạn như nhóm nghiên cứu của tôi, trong vòng 18 năm, chỉ tuyển có một người thuộc Vương quốc Anh, còn lại là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan...Quan trọng nhất là thu hút được người giỏi nhất, chứ không phải là từ nước nào.

Nghiên cứu cơ bản đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền, có lẽ Chính phủ phải tài trợ việc này. Việc chúng tôi, những giáo sư từ các trường ĐH danh tiếng nước Anh đến giảng dạy ở các trường ĐH VN thông qua nhóm Sterling (có sự tài trợ của Chính phủ Anh) là giúp thực hiện một phần nhỏ cho mục tiêu ấy. Chúng tôi để lại địa chỉ liên hệ, thông tin về các trường ĐH, khuyến khích các bạn SV và hỗ trợ sự phát triển của giáo dục đại học VN.

Tất nhiên, việc thu hút những người nước ngoài đến làm việc ở VN cũng là một thách thức, bởi vì phải có nhiều tiền trả cho họ.

Ai tài trợ cho các nhóm nghiên cứu trong trường ĐH ở Vương quốc Anh thưa GS?

GS.jpg
GS David Cardwell tại Khoa Kỹ thuật, ĐH Cambridge

Từng nhóm nghiên cứu thì nhận được những tài trợ khác nhau. Ở Vương quốc Anh, Trường ĐH cần phải viết dự án và đệ đơn trình Chính phủ về việc tài trợ. Nếu đề tài của tôi thật tốt thì mới nhận được tiền của Chính phủ. Nhưng thông thường là rất khó khăn khi có được tiền nghiên cứu theo cách này.

Với Khoa kỹ thuật, chúng tôi thường làm việc với các công ty của Anh quốc. Hầu hết nghiên cứu của khoa chúng tôi là nghiên cứu công nghiệp cho nên hãng Boeing tài trợ phần lớn các nghiên cứu đó. Cứ ba năm, nhóm nghiên chúng tôi (gồm từ 8 đến 10 người làm việc) nhận được khoản tài trợ là 1 triệu bảng Anh. Trong khi đó, lương của tôi được trường ĐH Cambridge trả, vì tôi có hợp đồng dài hạn. Vì thế, khoản tiền tài trợ nhận được, tôi trả lương cho những người nghiên cứu, không phải trả cho tôi. Nếu tôi không tìm được quỹ tài trợ nghiên cứu, tôi vẫn được hưởng lương của trường ĐH.

Những thành quả nghiên cứu đó được sử dụng như thế nào?

Những nghiên cứu, khi đã được tài trợ chỉ hứa hẹn là nó sẽ mang tới một cơ hội thành công, nhưng không ai dám bảo đảm chắc chắn rằng nó sẽ được sử dụng như thế nào, nếu biết trước thì đã không gọi là nghiên cứu. Một tổ chức nghiên cứu tốt sẽ nói: chúng tôi chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, chúng tôi sẽ làm thật tốt để khám phá nhưng không đảm bảo chắc chắn. Tất nhiên, kết quả của các nghiên cứu sẽ là các bài viết học thuật hay bài báo...

Cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho buổi trò chuyện.

  • Hương Giang (Thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,