Những lớp học các nghi thức xã giao đắt tiền được thiết kế nhằm biến những cô bé cậu bé thành những quý ông quý bà lịch sự đang trở nên nổi tiếng ở Singapore.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Không khạc nhổ trước mọi người. Bỏ rác vào thùng. Đi tiểu vào bồn cầu, chứ không phải sàn nhà. Phải nói tiếng Anh chuẩn…là những điều mà các cô cậu bé đang được học.
Đất nước Singapore đã trở lên nổi tiếng nhờ việc chính phủ xây dựng các phong trào loại bỏ những thói hư tật xấu trong xã hội.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh ở đây còn đầu tư và chú tâm mạnh hơn đến công việc này.
Các lớp học những nghi thức xã giao đắt tiền được thiết kế nhằm biến những cô bé, cậu bé thành những quý ông, quý bà lịch sự đang trở nên phổ biến đối với người Singapore, những người không muốn cho con em mình tham gia vào các lớp học ba lê hay piano truyền thống.
Eunice Tan, cố vấn viên, 37 tuổi, tại Academy of Modern Etiquette nói: “Tôi cảm thấy rằng đây là cách tốt nhất để đào tạo trẻ em trước khi những thói quen xấu của chúng có cơ hội phát triển, và những kĩ năng tốt như thế này sẽ được lưu lại mãi trong cuộc đời của chúng”.
Cô Tan cho hay, “làm ơn” là từ đầu tiên mà cô con gái Ethel, hiện giờ 6 tuổi của cô đã nói được khi cô bé chỉ mới 1 tuổi.
“Các kĩ năng mà trẻ học được trong các lớp học này sẽ được lưu lại khi chúng trưởng thành và sẽ có tác ảnh hưởng tốt đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng”
Mặc dù sự tăng trưởng kinh kế chóng mặt đã biến Singapore thành một trong những xã hội giàu mạnh nhất chỉ trong một thế hệ, nhưng các nhà bình luận và các quan chức chính phủ vẫn phải thừa nhận rằng, người Singapore vẫn chưa bắt kịp các quốc gia khác về mặt hình thức.
Chính phủ Singapore đã có một phong trào khích lệ người dân hành động có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. |
Chính phủ Singapore đã có một phong trào khích lệ người dân hành động có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
Jonathan God, giáo sư tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore nói: “Tôi nghĩ rằng phụ huynh ngay nay rất coi trọng các kĩ năng mềm”
Ông nói thêm: “Tôi thấy điều này mang lại nhiều lợi ích”, trẻ em thành thạo trong giao tiếp xã hội sẽ có “lợi thế đặc biệt trong thế giới việc làm” khi chúng trưởng thành.
Học phí không rẻ
Thông thường, những khóa học nghi thức xã giao được tổ chức trong suốt các kì nghỉ học ở trường, vào tháng 6 và tháng 12, các khóa học này không hề rẻ, với mức giá tính theo giờ khác nhau, khoảng 22 đến 35 đô.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có đủ khả năng chi trả cho những khóa học này vì theo Ngân hàng thế giới, thu nhập bình quân đầu người ở Singapore là 35.924 đô vào năm ngoái, và Singapore trở thành xã hội giàu có đứng thứ 33 thế giới.
Cô Tan đã phải mở thêm một lớp học mới trong kì nghỉ hè vào tháng Sáu, bởi tất cả các lớp đã đều kín học sinh. Điều này khác xa với 4 năm trước đây, khi mà công ty mới được thành lập.
Các bài học được chia ra làm 3 mức độ, bắt đầu từ việc dạy các bé lên ba tuổi cách giới thiệu, gặp gỡ và chào đón mọi người.
Mức độ thứ 2 dạy cho các em các cách nghe, gọi điện thoại cũng như các phương pháp điều chỉnh cơn nóng giận. Mức cao nhất trong khóa học sẽ từng bước một truyền đạt cho các em những giá trị trong cuộc sống như tính trung thực và có trách nhiệm
Cô Tan nói: “Sau mỗi phần học, các em háo hức trình diễn những điều mới học được trước phụ huynh, gia đình và bạn bè, có thể đó là các kĩ năng về cách ăn uống, sự khoan dung dành cho các anh chị em trong gia đình hay sự yêu thương dành cho các con vật nuôi".
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng chú ý nhiều tới những khóa học kĩ năng mềm này.
Elaine Heng, nhà sáng lập ra một công ty tư vấn chuyên cung cấp các khóa học tương tự nói: “Ngày nay nhiều bậc phụ huynh gửi con họ đến các lớp học thêm để khám phá khả năng âm nhạc, nghệ thuật của chúng, và tập chú ý nhiều hơn đến kết quả học ở trường của trẻ, mà quên rằng những đứa con của họ cần được học các kĩ năng mềm trong xã hội.”
Cựu nữ hoàng sắc đẹp này cũng quản lý các lớp học nghi thức xã giao tại các trường học và các tổ chức. Cho đến nay, cô cho đã truyền dạy các kĩ năng giao tiếp trong xã hội cho hơn 2.000 thanh thiếu niên
“Sẽ dễ dàng hơn khi phụ huynh để cho một bên thứ ba như chúng tôi dạy cho con em họ về các nghi thức xã giao khi họ có thể không biết làm thế nào để thực hiện điều này”
Agnes Koh thuộc công ty Etiquette and Image International nói: “Phụ huynh đang cạnh tranh nhau về điểm số cũng như thành tích mà con em họ đạt được tại trường học. Và việc trẻ em thiếu các kĩ năng mềm sau này cũng là do sự tập trung quá mức vào công việc học tập.”
-
Nguyễn Phượng (Theo Edvantage)