- Câu chuyện ăn điểm 1 đồng loạt môn Toán và bài học thuộc lòng "Cửa Tùng" đã để lại cho tôi những bài học thấm thía về ứng xử cuộc sống.
- Chuyện nhớ đời về chiếc khăn lau bảng ướt
- ’Hỏi một câu thì dốt trong chốc lát...’
- Cái tát trời giáng và lời chửi thề vô chủ
Điểm 1 đồng loạt
![]() |
Ảnh: Phạm Hải |
Ý thức trong học tập được thầy cô rất quan tâm và luôn rèn cho học sinh ngay từ khi vào học. Với tôi, tính trung thực, kiên định,…trong học và làm bài ở tuổi trưởng thành có lẽ được vun đắp từ câu chuyện hồi lớp 5.
Khi ấy, tôi còn là một cô bé học lớp bồi dưỡng Toán lớp 5, do thầy Chung giảng dạy.
Chúng tôi luôn sợ thầy, vì tính nóng nảy và rất nghiêm khắc với học trò. Ngày hôm đó, tôi cùng với khoảng 10 bạn khác đang làm một bài kiểm tra Toán sau khi bồi dưỡng được 2 tháng. Chúng tôi rất lo vì nếu làm điểm thấp sẽ bị loại ra khỏi đội bồi dưỡng.
Hưng cầm bài về, cả đám nhốn nháo và bàn luận xôn xao vì con điểm 5 ấy. Chúng tôi so bài với Hưng thì giống nhau y hệt. Mà nghĩ, tại Hưng sai nên thầy mới chấm 5. Chúng tôi hì hục ngồi sửa lại tất, sửa ngay chỗ mà thầy chấm sai.
Lại một cảm giác ngỡ ngàng, khó hiểu, những con số 1 liên tục được viết vào bài những đứa nộp bài sau.
Lớp lại một lần nữa yên ắng. Nghe thầy giải thích hơn 10 phút, những câu nói khiến tôi nhớ suốt trong đời.
Câu chuyện ở quán cà phê
Tôi đọc chỉ được một hai câu đầu, rồi mấy câu sau thì chữ có, chữ không. Cô biết tôi không học bài nên nhẹ nhàng hỏi: “Tối qua đi đâu mà không học bài hả em?”. Nhỏ Linh (ở chung xóm biết tôi làm gì nên trả lời thay bằng giọng nhỏ xíu: “Đi qua quán café chứ đâu cô.”
“Cô biết rồi, em qua đó chắc là dạy bài cho con cô Hạnh phải không? Để chiều nay ,cô sang bên đó rồi hỏi thử sự việc. Lần sau, chưa thuộc bài thì nói với cô, chứ đừng có như thế này nữa nhé!".
- Xuân Chiều (TP.HCM)
**************************************
Là giáo viên, đã từng hay đang là học sinh, hoặc là phụ huynh, hẳn bạn đã từng biết tới các tình huống sư phạm. Mời bạn đọc tham gia giới thiệu các tình huống ứng xử sư phạm ấn tượng mà mình đã từng biết, từng trải qua. Các bài viết chọn đăng được hưởng nhuận bút. Mời quý vị gửi bài viết theo địa chỉ email: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc: Ban Giáo dục, Báo Điện tử VietNamNet, 141, phố Bà Triệu, Hà Nội
Nếu cô giáo bịa chuyện ra để gỡ thể diện cho học sinh, thì dù đó là có ý tốt cũng là phản sư phạm, tức phản tác dụng giáo dục. Vì vô tình cô đã dạy -làm gương cho- học trò rằng có thể làm một động tác xấu (nói dối, ở đây là nói đôi chủ động: bốc phét) cho một mục đích tốt, lá sai. Một hạt giống xấu không nảy mầm thành cây cho quả tốt được vì cái gen nó xấu rồi.
Rất tiếc xã hội ta lại hay chấp nhận chuyện không vặt, lanh trí xử lý vặt mà bỏ qua cái hại dài lâu.