221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
546470
6 lời thề: "hương ước" đầu tiên của làng giáo
1
Article
null
6 lời thề: 'hương ước' đầu tiên của làng giáo
,

(VietNamNet) - Thực hiện 6 lời thề nhà giáo trong cơ chế thị trường" là "sáng kiến" của ngành giáo dục thành phố Hải Phòng. Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Xuân Đình, đây chính là một "hương ước" của làng giáo. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Đình về nội dung "lời thề nhà giáo" này.

Soạn: AM 200780 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Trần Xuân Đình: "Vớinhà giáo, vi phạm đạo lý còn nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp lý"

- Thưa ông, tại sao ngành giáo dục Hải Phòng lại "nghĩ" ra sáng kiến "lời thề của người dạy học"?

- Trước hết, vai trò của nhà giáo Việt Nam từ xưa đã được tôn vinh. Hơn nữa, nghề giáo là nghề đặc biệt vì tạo ra "sản phẩm" là con người, không được phép tạo "phế phẩm". Bên cạnh đại bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vừa có tâm - tầm - tài, vẫn có một số người trong đội ngũ chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, còn bị mặt trái của cơ chế thị trường tác động, làm mất uy tín người thầy trong xã hội.

6 lời thề trong "hương ước" làng giáo Hải Phòng

1. Suốt đời say mê học tập rèn luyện, cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người của thành phố và đất nước

2.Không làm điều phi pháp phi đạo đức

3.Không dạy thêm tràn lan.

4.Không thu thêm trái quy định

5.Không vi phạm quy chế chuyên môn, quy chế thi cử.

6.Nếu vi phạm một trong những điều trên:

Là cán bộ quản lý xin tự nguyện thôi chức; là giáo viên tự nguyện thôi dạy; là công nhân viên tự nguyện xin thôi việc

- Tại sao phải đến mức đưa thành lời thề?

- Ngành giáo, cũng như ngành y, được xã hội xem là hai trong những nghề cao quý nhất, được gọi là "thầy". Trong ngành y đã có lời thề  Hypocrat từ rất lâu, tại sao ngành giáo không thể có? Hơn nữa, trong quân đội cũng có lời thề. Và chính vì lời thề đó mà kỷ luật quân đội cũng trở nên nghiêm minh.

Có những việc mà chỉ có bản thân mỗi người tự kiểm soát được chứ pháp luật cũng không thể nào can thiệp. Việc đưa thành "lời thề" có cả yếu tố tâm linh trong đó. Chúng tôi nghĩ, với nghề giáo, điều quan trọng bậc nhất là đạo đức, phẩm chất. Lòng tự trọng là cần thiết lắm, vi phạm đạo lý còn nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp lý.

- Được biết, hình thức thực hiện lời thề này là mỗi giáo chức của Hải Phòng sẽ ký vào một bản cam kết, gửi lên phòng, giữ ở trường. Thực tế hiện nay cho thấy, ở các trường, đầu năm cũng có nhiều bản cam kết: nào ký nhận không dạy thêm học thêm tràn lan, ký nhận với phụ huynh không thu thêm trái quy định, v.v.... thế nhưng rồi "đâu vẫn vào đấy". Liệu lời thề giáo dục của Hải Phòng có bị rơi vào hình thức hay không?

Bấm vào đây để lời chúc đến thầy cô qua VietNamNet

- Sáng kiến này đã được thảo luận từ cơ sở. Các giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường học đều được tham gia góp ý từ tháng 4 năm  nay. Cái này nó giống như một kiểu "hương ước" trong làng giáo vậy.

Thực ra, từ năm 2000, chúng tôi đã xây dựng 6 điểm tư cách giáo chức. Đến năm nay, hưởng ứng năm "kỷ cương, hiệu quả" của Hải Phòng, chúng tôi "đẩy" những quy định đó lên thành lời thề. Chúng tôi đưa nội dung này vào học kỳ 2 năm học 2003-2004, đặc biệt là trước kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT.

Qùa tặng xứng đáng nhất cho thầy cô là lòng kính trọng (Ảnh: NV)

- Như ông nói lời thề này xuất phát trong thực tế từ năm 2000 và đã thực hiện từ năm học trước. Vậy đến nay đã có những kết quả gì?

- Khi ban hành lời thề, chúng tôi rất tin sẽ giảm bớt nhiều tiêu cực trong ngành.  Tất nhiên làm cái này thì một số anh sẽ bị mất quyền lợi. Thế nhưng, trong cơ chế thị trường hiện nay, người ta "chọn thầy" chứ không phải "thầy chọn". Trước đây, vào những kỳ thi tốt nghiệp, đã có những giáo viên vi phạm quy chế bị hạ bậc lương, có ông Hiệu trưởng phạm quy bị cách chức. Nhưng từ khi chúng tôi thực hiện "lời thề" thì những tiêu cực trong các kỳ thi gần như mất hẳn. Có một hiệu ứng khác nữa, đây cũng là cái cớ  giúp cho nhà giáo tránh được những nhờ vả liên quan đến tiêu cực.

- Thưa ông, hiện nay đã có trường hợp nào vi phạm lời thề bị thôi dạy, thôi chức hay thôi việc hay chưa?

- Chúng tôi cũng muốn có trường hợp để làm điển hình nhưng đến giờ chưa ai vi phạm cả.

- Ông có nói một trong những hiệu quả xã hội của lời thề giáo dục là giúp cho nhà giáo từ chối những "lời đề nghị khiếm nhã" Vậy, ông, với tư cách là người quản lý giáo dục cao nhất của thành phố, từ khi có lời thề giáo dục đã phải từ chối bao nhiêu lời nhờ vả kiểu này?

- Thì tôi cũng phải tránh chứ!

-Xin cảm ơn ông.

  • Hạ Anh (thực hiện)

Xin thầy hãy dạy cho con tôi...

Bức thư của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln  (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng vẫn giữ nguyên tính  "thời sự" và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta, nhất là khi ngành giáo dục vừa phát động phong trào thi đua đặc biệt để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Quà cho thầy cô cũng phải "đúng tầm"

Ngày Nhà giáo năm nay có vẻ buồn hơn mọi năm, khi dư luận đang bị hút vào chuyện Quốc hội chất vấn thực trạng giáo dục nước nhà...

Cô giáo tự trả lương cho mình

"Tôi làm hiệu trưởng, tôi làm giáo viên, tôi làm bảo vệ và tôi tự trả lương cho mình...". Đây là lời tâm sự giản dị và chân thành của cô giáo Đỗ Thị Thoa (thị xã Sơn Tây, Hà Tây), người đã đưa từng cái chữ đến với hơn 30 trẻ khuyết tật trong hơn 10 năm qua.

22 năm “trồng người” không lương

44 năm cống hiến cho giáo dục, thì có đến một nửa thời gian ông giáo làng Lê Mạnh Đạt miệt mài với công không chút vụ lợi, không một đồng lương.

Nên tổ chức thi tuyển "sĩ quan" giáo dục

Tại hội thảo triển khai chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng nhà giáo (Chỉ thị 40) diễn ra sáng nay, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã gọi cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) là "sĩ quan" của đội quân giáo dục và cho rằng việc chuẩn hóa đội ngũ này là sự khởi đầu có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng giáo viên.

Thị trường hóa giáo dục: thế nào cho hợp lý?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,