Hiện nay, giới trẻ thường có xu hướng kết hôn muộn, đặc biệt là đối với những sinh viên (SV) đang miệt mài tu chí trên giảng đường ĐH. Dẫu có nhiều đôi yêu nhau say đắm nhưng họ không dám "đâm đầu" quá sớm vào chuyện hôn nhân. SV nước ngoài cũng vậy.
Trong những ngày đầu xuân, hầu hết những SV mới 19 tuổi đang vô tư, được che chở trong mái ấm gia đình. Nhưng với Amanda Hobbs thì không phải vậy, cô SV năm thứ nhất trường ĐH Middlesex đã kết hôn với người bạn trai của mình, Daniel, 21 tuổi, đang học tại ĐH Salford.
Mọi người sẽ nghĩ gì về cặp uyên ương này: họ có bị điên không hay vẫn hoàn toàn tỉnh táo? Dẫu ý kiến của bạn thế nào đi chăng nữa thì hiện cặp Amanda-Daniel cũng chỉ là thiểu số trong giảng đường ĐH mà thôi.
Những minh chứng gần đây cho thấy, trong khi vào những năm 1966, 20% những người ở độ tuổi 20 đã kết hôn thì đến năm 2001, con số này ở dưới mức 5%. Và hiện nay, độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu có xu hướng tăng, từ khoảng 24 cho đến cận 30 tuổi.
Theo chuyên gia cố vấn tuổi trẻ-tình yêu Paula Hill của hãng Relate, một trong những lý do các thanh niên kết hôn muộn là bởi họ đang mải chú tâm học hành, chuyên tu sự nghiệp. Khi ở trong môi trường đại học, họ sẽ không bị chi phối nhiều đến cuộc sống gia đình, trong vòng kết hôn luẩn quẩn hay vướng bận con cái. Họ sẽ chỉ phải chú ý đến mỗi việc học, học và học.
Các SV cho biết, lý do họ chưa vội kết hôn bao gồm cả sự e ngại bị thất bại, họ giảm lòng tin vào bản thân, điều kiện nhà cửa và sức ép của việc học hành, sự nghiệp...
Có đề xuất cho rằng, hiện nay việc tổ chức một đám cưới và tuần trăng mật chỉ nên với chi phí trung bình khoảng 12.000 USD. SV có thể sẽ nhận được sự giúp đỡ của gia đình mình trong ngày lễ trọng đại này. Như Amanda cho biết: "Chúng tôi tổ chức đám cưới trong một nhà thờ địa phương. Thật thuận lợi biết chừng nào khi bố mẹ tôi đứng ra lo liệu tất cả mọi việc cho tôi".
Sức ép của những người không cùng địa vị hiện cũng đang tồn tại trong các trường ĐH. Đây cũng là điều đáng quan tâm khi hai người tính đến chuyện kết hôn.
Amanda Hobbs cho biết, "năm ngoái, khi tôi đến trường ĐH và nó rằng tôi đã lấy chồng, tất cả mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt đầy kinh ngạc. Bọn con gái cùng khoá với tôi thực sự thích thú, quan tâm đến chuyện này, chúng tôi đã nói tào lao, ba hoa đủ thứ".
Với một SV đã kết hôn thì có thêm nhiều khoản chí phí tài chính. Đây cũng là vấn đề mà bất cứ một cặp vợ chồng trẻ nào cũng phải quan tâm.
Việc tán tỉnh tào lao với những người bạn cùng trường cũng sẽ an toàn và tự do thoải mái, theo như Rin Simpson, 24 tuổi, sống ở Bristol với chồng và thường xuyên bắt xe buýt đến trường ĐH Cardiff mỗi ngày. Rin chẳng có vấn đề gì cả nhưng rõ ràng điều này khá hấp dẫn đối với đám bạn đồng trang lứa chưa kết hôn của cô.
Xu hướng của những SV chưa tốt nghiệp thì khá rõ ràng - đó là vấn đề tôn giáo và họ cũng không muốn bị trói buộc quá sớm vào những trách nhiệm gia đình.
Trong khi phần lớn SV Anh có xu thế sống thoải mái, nhiều khi còn hành động sai trái nhưng họ sẽ phải đắn đo khi nghĩ đến chuyện kết hôn. Phải chăng việc này sẽ giữ lại sức mạnh khoảng cách của tình yêu.
Kết hôn cũng có thể phá hỏng suy nghĩ, hình dung của bạn, như Westwood: "bạn bè khóa học mới của tôi thừa nhận, tôi là người bảo thủ, chín chắn, cẩn thận và hầu như mộ đạo, chỉ bởi vì tôi vừa kết hôn. Không điều gì là xảy ra như mong muốn cả".
Westwood tin rằng, việc kết hôn rất hiếm xảy ra ở các trường ĐH, bởi vì: "Mọi người đều muốn giữ mãi sự trẻ trung, vô tư, chưa muốn dính dáng đến chuyện gia đình khi tuổi mới đầu "2" (từ 20 đến 29)".
Hill cũng đồng ý với quan điểm này: "Mọi người đều muốn mình mãi mãi trẻ trung. Họ hoài nghi về việc kết hôn sớm, họ muốn phải được chắc chắn, trưởng thành và tự tin khi đi tìm một nửa của mình". Hill cũng nhận ra rằng hiện nay các vụ ly hôn có chiều hướng gia tăng. "Bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến con cái, làm cho các em mất đi niềm tin vào gia đình, đặc biệt với những em bước vào độ tuổi vị thành niên".
(Hồng Thái - Theo Telegraph)