221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
707842
Nhọc nhằn "xoay" học phí
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Nhọc nhằn 'xoay' học phí
,

(VietNamNet)Có mặt cùng các tân SV nhập trường trong những ngày vừa qua, chúng tôi đọc được ánh mắt lo lắng hiện trên nhiều khuôn mặt.

Soạn: AM 552539 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nỗi lo học phí leo thang của tân sinh viên

Hầu hết, các tân SV thuộc các trường công lập dù ở cách xa thành phố vài chục cây số hay cả ngàn kilomet đều phải có ít nhất 2 triệu đồng cùng hành trang để bước vào đời sống SV.

Với một SV học dân lập, số tiền phải mang theo đương nhiên là gấp rưỡi. Bởi chỉ riêng tiền học phí, đã mất khoảng 2 triệu. Thậm chí, năm ngoái, có trường CĐ còn khuyến khích, nếu không muốn nói là buộc tân SV phải đóng học phí cả 1 năm học.

Đề tài tăng học phí cũng được các tân SV đang làm thủ tục nhập học tại trường Văn Lang bàn tán nóng bỏng. Tại cơ sở trên đường Phan Văn Trị, bạn Q.Diễm, khoa Du lịch, an ủi: "Nhà trường có thông báo là sẽ không tăng học phí trong suốt khoá học mà". Năm nay Diễm sẽ là SV và đóng học phí trên 1,5 triệu. Chị gái, đang học ở trường Ngoại ngữ - Tin học cũng chuẩn bị đóng 2 triệu tiền học phí.

Vừa lúc Uyên Phương, đỗ ĐH bán công Tôn Đức Thắng, chị của Phương  tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật công nghệ. Có được việc làm với hơn 2 triệu tiền lương, việc học của Uyên Phương do chị đảm trách. Mỗi tháng, 2 chị em phải tiết kiệm được ít nhất là 500.000 đồng.

Tháng nào cũng thế, sau khi lãnh lương về, chị sẽ đưa Phương số tiền ấy để gửi vào tài khoản. Và sau 5 tháng, Phương lại rút nó ra để đóng học phí. Số tiền còn lại, 2 chị em thu vén để sống hết tháng. Hôm nào có đau ốm gì thì vay mượn bạn bè rồi tìm cách trả lại.

Năm nay, nhà Phương có thêm một cô em vào CĐ của trường BC Marketing. Phương bảo: "Từ Tết tới giờ, tụi em mới tiết kiệm được hơn 2 triệu, chỉ đủ tiền để nhỏ em đóng học phí và mua một chiếc xe đạp. Phần học phí của em thì để tính tiếp. Nghe chị nói sẽ đi mượn bạn của chị để đóng học phí cho em, rồi 2 chị em đi kiếm việc làm thêm để trả lại".

Việt, trường ĐH Mở - Bán công TP.HCM đang có kiểu xoay học phí, mà theo như Việt, đa số SV hiện nay đều phải làm thế cả. Mỗi tháng gia đình gửi cho sáu, bảy trăm ngàn. Việt vừa đi học vừa đi dạy kèm. Nhận hai lớp, mỗi tháng Việt kiếm được khoảng 7 trăm, trừ tiền xăng, mua sách tham khảo, còn lại khoảng năm trăm ngàn.

Tháng nào cũng chịu khó cày thì sẽ có tiền đóng học phí mà không phải xin thêm tiền gia đình. Việt cho biết, ở nhà chỉ còn bố mẹ già, không làm gì ra tiền. Lại thêm bố hay bị bệnh, nên không thể xin tiền mãi.

Mấy tháng hè vừa rồi, Việt không tìm được lớp dạy. Anh bạn đang dự định sẽ mượn tạm anh ở chung nhà 1 triệu đồng để đóng học phí. Việt tính: học phí của học kỳ này là 1,5 triệu đồng. Vừa rồi mẹ mới gửi lên bảy trăm ngành đồng, mượn thêm 1 triệu đồng là sẽ có tiền đóng học phí và xài dè xẻn một tháng. Nếu công việc suôn sẻ, cuối tháng này em sẽ trả một nửa số tiền. Còn nếu trả được hết thì lại ăn mì tôm hoặc mượn tạm bạn bè vài chục ngàn đổ xăng.

  • Đoan Trúc 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,