221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
737218
Sau giảng đường là...ngủ!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Sau giảng đường là...ngủ!
,

(VietNamNet) - Rất nhiều SV KTX cho rằng: “thời gian biểu của họ đặc biệt “ưu ái” cho việc ngủ”. "Cận cảnh" ở một số phòng trọ, phòng nghỉ ở ký túc xá...đều thấy rõ sự "ưu ái" này.

Soạn: AM 645438 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngủ sẽ tạo ra năng lượng. Nhưng ngủ nhiều sẽ... lú!

Ngủ khỏi tốn tiền ăn sáng

 

Đến phòng trọ của một nhóm SV trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM trên đường D2, gần 11h trưa, cả phòng vẫn... cuốn chăn. Hai bạn SV dịu mắt tiếp khách, còn lại, 3 người, ôm chăn gối lên gác... ngủ tiếp. Nguyễn Đặng, một trong 5 người, tiếp tôi sau khi rửa mặt qua loa.

"Ngủ dậy trưa, sẽ không phải ăn sáng, đỡ tốn tiền", Đặng giải thích. Và anh bạn kể về lịch ngủ của cả phòng. Hôm nào đi học thì để đồng hồ báo thức, và cũng có người thức dậy để đến lớp, người không. Hôm nào không đi học sáng thì thường là ngủ tới 11-12h. Thức dậy là vừa ăn trưa.

Cả 5 bạn chủ yếu học buổi sáng. Ăn cơm trưa xong, đóng cửa ngủ đến 5-6h chiều. Ăn qua loa và làm việc riêng. Người thì đi thăm bạn bè, người thì ra tiệm net, người không biết đi đâu, làm gì thì... học bài 52 lá. Hôm nào có tiền thì hùn lại thuê truyện tranh đọc. Cứ thế, một ngày trôi qua... vô nghĩa.

Cảnh tượng cũng không khác là bao khi đến gặp Quốc Việt, SV trường Mở Bán công. Vì có hẹn trước, nên Việt dậy sớm. Nhưng, la liệt trong nhà, 8 SV đang say sưa ngủ nướng. Nhìn đồng hồ, 10h38'.

Việt cho biết: "Ai thích đi học thì dậy đi, không thì ngủ cho đến giờ cơm. Chiều cũng như thế. Nếu không ngủ cũng chẳng biết làm gì. Dậy mất công ăn sáng. Giấc ngủ rất dễ lây lan, nhìn qua nhìn lại thấy mọi người còn ngủ, thế là... mình ngủ tiếp". Sáng nay, 2 thành viên trong nhà Việt có tiết học, nhưng... ngủ quên đến bây giờ. Lịch buổi chiều của nhà Việt cũng không có gì mới mẻ ăn và ngủ. Mùng mền, chăn chiếu không bao giờ phải gấp.

Đã nhập học được 2 tháng. Nhưng các bạn SV vẫn thản nhiên: "Có gì đâu mà học, bài cũng chưa có gì". Nhưng lại xoay qua khoe với tôi: "Chắc cuối tháng 12 là bắt đầu thi, trễ lắm cũng đầu tháng 1. Năm nay Tết sớm, sẽ thi sớm". Qua điểm 5, không phải... đá lại là cái ngưỡng, cái tiêu chuẩn nhiều SV đặt ra cho mình. Ngưỡng thấp, cũng không cần phải cố gắng nhiều để đạt được.

Việt giải thích: "SV năm nhất, đa phần là thế, chưa quen với cách học của ĐH, cứ nghĩ rằng lúc nào có bài, lúc nào khảo bài mới phải học. Cũng không ai biết rằng mình phải tự tìm tài liệu, tự bổ sung kiến thức, nói chung là tự học. Và cũng không thấy trường nào dạy cho SV những điều này".

Giờ ngủ và giờ tán gẫu (SV thường gọi là 8) của các bạn SV nữ ngang ngửa nhau. Có dịp đi ngủ lang tại phòng trọ của 4 bạn trường Nông lâm ở Thủ Đức mới thấy hết khả năng của họ. Hôm ấy, phải làm khán giả bất đắc dĩ tận 2 giờ sáng. Thế mà, Thuỳ Trâm cho biết: "Có khi tụi em nói chuyện đến sáng. Hôm nào có đứa thất tình, coi như thức trắng đêm".

Hết nói chuyện quần áo đến nói chuyện người yêu. Hết nói chuyện mình lại mang chuyện người ra nói. Cứ thế, trên lớp có ai đang yêu, ai bị đá, ai thích ai...đều lôi ra nói cho bằng hết. Thỉnh thoảng cũng có đôi ba lần nhắc đến chuyện bài vở. Nhưng chỉ là để than thở bài khó, bài khô như ngói. Khi tôi gợi ý về một chuyện thời sự vừa được các báo đăng tải, nhưng các bạn không hề biết.

Và ngủ để... chờ

Thuỳ Dương, SV du lịch của một hệ trung cấp cho biết: "Em đang xin nhà mua xe gắn máy. Chờ có xe rồi đi xin việc làm luôn. Đi làm bằng xe đạp kỳ lắm!". Dương chờ, nhưng không biết bao giờ bố mẹ ở quê có đủ tiền mua xe cho Dương. Vì thế, thời gian rảnh của bạn dùng để ngủ và tán gẫu với bạn.

Học công nghệ thông tin, sao không thấy thực hành? Đăng nói ngay: "Máy trên trường chán lắm! Đi thuê thì không có tiền. Chờ có tiền mua máy, sẽ siêng năng hơn".

Tôi đang hứa sẽ tìm mượn giùm bạn N.T.K.D mấy cuốn sách ôn thi ĐH khối C. Nhưng rồi quên hoài. Hứa từ đầu tháng 9. Thế nhưng, mới đây ghé lại thăm bạn, vẫn là giờ ngủ nhiều hơn giờ học. Bạn dự định đi ôn khối D, nhưng không đủ tiền để ôn thi, đành chuyển qua khối C vì chỉ ở nhà học bài thôi. Hơn 2 tháng ở Sài Gòn, D vẫn chưa bắt tay vào học với lý do: "Chưa có sách!" D đang xin nhà tiền mua sách, nhưng ở quê chưa gửi tiền xuống. Đành phải... ngồi chờ. Mỗi ngày D ngủ khoảng 10 tiếng, hoặc hơn. Mới vào Sài Gòn hơn hai tháng, đã phải hạ quyết tâm... xuống cân.

Cô bạn cũng đang chờ hồ sơ để đi tìm việc làm thêm. Và nói nhỏ: "Em mới đi mua hồ sơ hôm qua. Bữa giờ cũng chưa đi khám sức khoẻ, phô tô giấy chứng minh nữa". Mượn sách giùm thì được. Nhưng đi khám sức khoẻ, phô tô giấy chứng minh thì... chịu.

Có ai bỏ thời gian để sưu tầm những kiểu... chờ của SV. Xem ra còn nhiều điều phải giật mình. Bởi với nhiều SV được tiếng là chăm ngoan, cũng chờ đến mùa thi mới học bài. Chờ xem thầy cô giới hạn thi phần nào để đỡ mất công học...

 81% SV (từ các KTX) trả lời: thời gian nhiều nhất trong ngày dành cho việc ngủ

Với 572 phiếu đã được rải khắp các trường ĐH KHXH&NV HN, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kiến trúc, ĐH Sư phạm, ĐH Mở, ĐH Bách khoa HN, ĐHDL Thăng Long, ĐHDL Phương Đông, ĐHDL Quản lý kinh doanh HN, Học viện Ngân hàng... để hỏi xem sinh viên "chi tiêu" thời gian thế nào của một nhóm phóng viên. Số phiếu hỏi được rải đều trên các “địa bàn”: giảng đường, KTX và quán cà phê gần trường. Có đến 60% phiếu hỏi (trên tổng số 572 phiếu) được trả lời từ các KTX.

21% lưỡng lự không biết mình làm cái gì. Rất nhiều SV KTX cho rằng: “thời gian biểu của họ đặc biệt “ưu ái” cho việc ngủ”.

(Theo Sinh viên Việt Nam)

 

  • Đoan Trúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,