221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
807486
8X không-xả-rác-ra-đường
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
8X không-xả-rác-ra-đường
,

(VietNamNet) - Cuộc thử nghiệm kiểm tra cặp túi của hơn 200 SV để tìm hiểu xem 8X hiện nay mang gì tới giảng đường ĐH. Kết quả thu được là ngoài các vật dụng cần thiết cho việc học, báo, tạp chí, truyện tranh, ví tiền,…hơn 50% số cặp túi được kiểm tra đều có chung một số thứ: vỏ kẹo, giấy ăn đã dùng, tờ rơi quảng cáo, vé xe buýt... Vượt xa kết luận về việc SV vẫn ham... ăn quà vặt như thuở nào, tín hiệu đáng mừng là: 8X  ngày càng ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh đường phố!

Bỏ rác vào túi thay vì xả ra đường

Xả rác ra đường: Tự hổ thẹn!

Diệu Linh (sinh năm 1984, ĐH Ngoại thương) đánh giá: “Việc cho vỏ kẹo vào túi mang về nhà dễ dàng và nhanh hơn nhiều việc thả nó xuống gót giày. Không phải mất thời gian quan sát xung quanh xem có ai thấy hành động này không, rồi lén lút (kể cả thời gian vờ tỏ ra vô tình) thả nó xuống nhè nhẹ…

Ngược lại, khi đã cho miếng sing-gum vào miệng, vừa nhai, bạn vừa có thể vo vỏ nó trong tay, thản nhiên bỏ tọt vào cặp hoặc nhét vào túi quần jeans. Khi ăn xong, bạn có thể tự tin lấy nó ra gói bã kẹo, rồi lại bỏ vào chỗ cũ. Người đối diện sẽ rất có cảm tình với bạn và bạn còn ước gì được công khai những hành động ấy rõ ràng hơn thế!”

8X khẳng định rằng giờ đây việc vứt một thứ vỏ đồ ăn vặt ra đường thực sự là một hành động không nên, thậm chí nhiều khi… không dễ dàng gì thực hiện!

Không phải bạn sẽ bị lôi cổ vào đồn công an để lập biên bản vì tội “làm bẩn đường phố”, cũng không hẳn là lời nhiếc mạ hay ánh nhìn gay gắt của những người xung quanh dành cho kẻ vừa làm một việc “tày đình”, 80% số 8X không-xả-rác-ra-đường được hỏi, thú nhận là họ không chịu được cảm giác tự hổ thẹn khi xả rác… trước mặt mọi người!

Như vậy, 8X ngại xả rác ra đường một phần vì không chịu được cảm giác mình đang bị những người xung quanh “chấm điểm” kém trong lòng! Trừ một khía cạnh nào đấy, sự tự trọng này rất tích cực, dần hình thành thói quen như là cuộc “ganh đua” ngấm ngầm trong cộng đồng trẻ. Vậy, liệu có phải khi “hoàn cảnh thuận lợi” 8X vẫn sẵn sàng xả rác?

Không hút thuốc: Không làm máy xả rác!

Khi chỉ có “một mình”, xác suất xả rác của 8X tăng lên đến 90%. Nhất quán với lý do đưa ở trên, không ai đưa ra lời biện minh nào đáng kể. (Chỉ có duy nhất một điều tạm an ủi là ở chốn đô thành này, không nhiều nơi vắng người lắm để “đồng lõa” với những 8X xứng đáng ăn “điểm trừ” này!)

Thứ bị quẳng ra đường nhiều nhất vẫn là những thứ được “khai trương” ngay trên đường đi, đủ vụn vặt để đáp ứng điều kiện “tiện tay vứt” và đủ… bẩn để “không thể cất vào cặp” (như lý do xả rác của nhiều 8X): giấy gói đồ ăn, khăn giấy, tờ rơi, que kem, vỏ, bã kẹo… Trong đó, phát hiện quan trọng xứng đáng để 8X càng kiên quyết nói không với thuốc lá: “8X Smoker = cái máy xả rác”.

Hệ thống đó được diễn tả như thế này: 8X Smoker đi trên phố => rẽ vào lề đường mua một bao thuốc => vừa đi ra vừa bóc vỏ bao(1) => bật diêm đốt một điếu(2) => hút hết điếu thứ nhất(3) => rút thêm điếu thứ hai và lặp lại từ hành động(2)… Chú ý, tương ứng với mỗi hành động, 8X Smoker liên tục xả rác ra đường! Chúng ta thừa nhận xu hướng giới trẻ hiện đại từ chối thuốc lá, tức là chúng ta thừa nhận 8X từ chối là máy xả rác ra đường! “Trước đây mình nghiện thuốc lá, nhận lỗi là đi đến đâu cũng vứt rác. Nhưng kể từ năm ngoái bỏ thuốc thì vô cùng gương mẫu. Có cái gì mà không cho vào giỏ xe phóng thẳng về nhà được!” (Lợi, 1981, nhân viên Maketing)

Đi tìm thùng rác!

Đó là một trong những tuyên ngôn rất ấn tượng chúng tôi nhận được từ một số 8X triệt để không-vứt-rác-ra-đường. Hương Thu (sinh năm 1987, học viện Báo chí Tuyên truyền) bức xúc kể: “Lần nào uống trà sữa xong em cũng phải tìm bằng được thùng rác để vứt vỏ hộp. Lần nào em cũng bị những người lớn đi qua nhìn chăm chăm theo cái kiểu “chuyện lạ Việt Nam”. Chẳng lẽ, bản thân họ không bao giờ dừng xe để nhét rác vào đúng cửa thùng hay sao?"

Quan sát tại nhiều nơi đặt vật dụng chứa rác, mới thấy một nghịch lý nực cười: rác ụ kín chân thùng, còn trong thùng thì chứa chưa đầy một xẻng rác! “Cẩu thả và lười biếng đến mức khó hiểu!” – cô lao công công viên Nghĩa Đô (Cầu Giấy) hơn 50 tuổi, vừa vớt rác bằng tay vừa thở hắt ra, giọt mồ hôi to bằng giọt nước ở đầu cặp mày nhiều nếp gấp lên xuống chực rơi theo nhịp động tác.

Trả lời cho tình huống: “Trong trường hợp rác không thể “để dành”, vẫn chưa tìm thấy cái thùng nào và bạn đang rất vội thì sao?”, Minh (sinh năm 1986, Học viện Báo chí Tuyên truyền) lúng túng: “Tớ chưa gặp tình huống này bao giờ! Nếu cuống quá thì chắc sẽ phải đặt nó ở mép vỉa hè - chỗ người ta đã bỏ rác thành đống sẵn rồi. Chỗ như thế thì nhiều. Đành để chung vào đó để nhân viên vệ sinh dễ thấy!”

Vẫn thiếu thùng rác ở Hà Nội, đó là lý do không những người dân mà nhân viên vệ sinh đều “mặc định” quy ước về chỗ đặt rác ở lề đường, mép vỉa hè. Đặc biệt, có những dọc đường rất dài thùng rác vắng bóng hẳn như dọc Giải Phóng, Thanh Xuân,…

 “Người lớn sức ỳ lớn hơn”, Liên (sinh năm 1984, ĐH Luật Hà Nội) nhận xét, “nên họ chậm thay đổi nếp quen cũ, dù biết nó không văn minh. Do đó, mình tự nhận thêm một trách nhiệm cho 8X  là thuyết phục và làm gương cho chính bố mẹ mình!”.

 Bác Huy (55 tuổi, cán bộ hưu trí quận Long Biên) thừa nhận: “Đúng là các ông bà già chậm tiến hơn bọn trẻ, sẵn vỉa hè là vác cả xỉ than ra đổ. Ngày nào tổ vệ sinh cũng nhắc, nhắc lần nào cũng cười – mấy hôm sau lại thế. Thanh niên tiếp thu nhanh hơn hẳn". 

Tôi với...rác

Tiến (1980, nhân viên ngành Kiểm toán):

 “Mình xấu tính nhất những lúc say xỉn hay đang bực bội, có gì trong tay cũng quẳng.

Khi tỉnh táo thì không bao giờ làm thế. Chẳng nghĩ gì nhiều đâu, chỉ là không thích thôi!”.

(1985, Học viện Báo chí Tuyên truyền):

Thỉnh thoảng mình cũng có vứt, khi rác nhỏ nhỏ hoặc khi chỉ có một mình! Ở triển lãm, ở chợ thì ai chẳng thế. Không nên thật nhưng có phải lúc nào cũng thấy thùng rác đâu?”

Đình Linh (1984, ĐH Ngoại thương):

“Tôi dị ứng nhất mỗi khi thấy một thanh niên ngồi trên xe nhổ toẹt miếng bã kẹo xuống đường! Tôi quan niệm có vội đến mấy thì cũng tìm được chỗ vứt rác, rác càng bẩn càng không thể vứt ra đường.”
 

Loan
(1987, Học viện Ngân hàng): “Lần cuối cùng tớ vứt rác ra đường là năm lớp 10. Hôm ấy ăn kem ở Tràng Tiền, ăn xong thia lia que xuống vỉa hè ngay, dù thùng rác cách đấy có tí. Bỗng thấy một em bé chừng 4 tuổi cầm que ra nhét tận cửa thùng, còn cúi xuống nhặt luôn thứ mình vừa quăng ra nhét nốt vào nơi quy định, rồi hồn nhiên chạy về chỗ bố mẹ – tớ xấu hổ không biết chui đi đâu! Từ sau không bao giờ cư xử như vậy nữa.”

Hồng (1982, Viện Khoa học Vật liệu): “Tất nhiên là không rồi. Phần đa bạn bè mình đều thế. Xem phim, đọc sách nhiều, cũng phải học thói quen văn minh của người nước ngoài chứ. Nói gì xa xôi, Việt Nam nhỏ hay không nhỏ là ở ý thức giữ vệ sinh công cộng của mỗi người.”
  • Nguyên Nhung (Báo Mạng Điện tử 23, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

n bạn, kiểm tra cách ứng xử của mình với rác xem sao nhé:

Bạn có rả xác ra đường không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Kết quả
Vì sao bạn xả rác ra đường?
Mọi người đều làm thế
Không tìm thấy thùng rác
Đang vội
Kết quả
Thái độ của bạn khi thấy người khác xả rác ra đường?
Đấy là việc của họ, mặc kệ!
Không sao, miễn đó không phải… gần nhà mình
Không hài lòng nhưng không nói gì
Bực mình, thậm chí mắng!
Kết quả
Theo bạn, cách khả quan nhất để giữ sạch đường phố?
Đặt thêm thùng rác
Tăng cường hoạt động của công nhân vệ sinh
Phạt nặng người vi phạm
Kết quả
Với việc xả rác ra đường, khẳng định lại bản thân, bạn sẽ:
Không thể khắc phục
Hạn chế tối đa
Kiên quyết không xả rác
Kết quả
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,