VietNamNet) - "30 phút nghỉ trưa của SV cũng có thể biến giảng đường thành… chiến trường rác, chị Nguyễn Thị Lan, lao công Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) phàn nàn.
Bởi vậy, ở trường này, không cấm SV mang đồ ăn, thức uống đến giảng đường như cơ sở 2 Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, nhưng, lao công lại có quyền đóng cửa sau giờ tan học để dọn vệ sinh và khoá cửa tới giờ học mới mở lại.
Chị Trần Thị Hà, lao công Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phàn nàn, hiện tượng “để quên” rác không đúng chỗ và nhét rác vào gầm bàn là bệnh chung của SV.
"Chúng tôi chấp nhận vì là công việc. Nhưng không hiểu nổi vì sao trong môi trường sư phạm, các em học sự mẫu mực để ra dạy dỗ hế hệ sau mà ý thức lại kém đến thế!"
Còn chị Bùi Lan, lao công Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) thì đã quen cảnh SV xả rác ngay trước mặt lao công.
"Lúc đó, chúng tôi sẽ nhắc nhở. Có em nghe, quay lại bỏ rác vào thùng. Có em thì cười cười rồi đi mất mà không ngại trước hành vi mình làm. Như vậy, các em rất thiếu tôn trọng người lao động chân tay như chúng tôi".
Phạt xả rác: làm lao công! |
Ở trường tiểu học của con tôi có hình phạt cho các bạn xả rác bừa bãi như sau: + Dọn vệ sinh công ích 3 ngày + Trong lúc dọn vệ sinh công ích, phải mặc áo có dòng chữ trên lưng "tôi là người xả rác bừa bãi" Vì thế, tôi thấy con tôi luôn có ý thức vứt rác vào nơi quy định. Hà Minh Ngọc, Hà Nội, email nna2011@yahoo.com.vn |
Chị Lê Thị H. Thuý (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM), giáo viên chủ nhiệm, chia sẻ: "Không ít lần trước khi vào bài giảng, tôi phải dành thời gian để kêu gọi HS ý thức giữ gìn vệ sinh bằng chính hành động cụ thể. Đó là hãy giữ vệ sinh ngay trong lớp mình trước tiên. Nhớ lại chỉ hơn một năm trước đó, còn là SV sư phạm, tôi và bạn bè đôi khi vẫn có… thói quen bỏ rác vào hộc bàn. Nghĩ thấy thật xấu hổ, nhưng không vì thế mà “cảm thông" với thói quen tuỳ tiện của các em được, bởi nếu vậy, sẽ không bao giờ thay đổi được gì”.
Chị Thu Hồng, lao công Nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM nhận xét, đứa trẻ đi ngoài đường còn biết hỏi m "'tại sao nhều người xả rác, khi đó là việc xấu?". Nhưng tới giảng đường ĐH, các em lại quên đi điều ấy thì rất đáng xấu hổ".
“Ở mặt trận “nói không… sống chung với rác:, không thể nghĩ SV đến trường để học, giảng viên đến để dạy và việc dọn vệ sinh là của lao công. Bởi đây còn là bài học về văn hoá lẫn ý thức mà các bạn quên khi đã được học từ thuở lên hai, lên ba!”, cô Thuỳ Dung, giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM bày tỏ.
Dưới đây là chùm ảnh về sự “hồn nhiên” xả rác của SV (thực hiện tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Sư phạm TP.HCM và Nhà Văn hoá Thanh niên TP.HCM):
- Thu Hương
Thăm dò dư luận về XỬ LÝ RÁC trong trường học::
|
|
|
|
|