221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
895540
Giới trẻ Việt và công dân thế giới
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giới trẻ Việt và công dân thế giới
,

Giới trẻ thích xác lập khái niệm “Công dân thế giới”. Bởi với họ, hội nhập không chỉ đơn giản là bước chân vào một cái chợ toàn cầu. Năm mới, thử thảo luận về chuyện này xem sao nhé!

Có bao nhiêu dấu hiệu của một “công dân thế giới” trong…ví của bạn?

Một trong những bạn trẻ nhận được câu hỏi này là Nguyễn Trường An, du học sinh tại Edmonton (Canada). Trường An vui vẻ liệt kê: “Theo quan điểm của mình thì đó là thẻ tín dụng, thẻ sinh viên quốc tế, hộ chiếu có visa của nhiều nước và có thể là…USD nữa. Và mình hiểu thì đây chỉ là những “dấu hiệu nhận biết”, điều quan trọng hơn cả là trong quan điểm của bạn, khái niệm công dân thế giới là gì và bạn đã sẵn sàng cho một tư duy mở, một tư cách không biên giới ấy chưa?”

 

Quan niệm của Nguyễn Trường An cùng một số du học sinh trên website www.svduhoc.com về công dân thế giới là: “Đó phải là những người mang phong cách hiện đại, có thể đến và sống ở bất cứ đâu trên thế giới, có khả năng thích nghi cao”.

 

“International Citizen” (công dân quốc tế) trong nhiều cách lý giải thì đều có chung những tác động như: sự tiến bộ của tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vự trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, gia tăng những trao đổi trên mọi lĩnh vực.

 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thế giới dần được thu hẹp lại khoảng cách nhờ gia tăng việc đi lại và du lịch, gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia, nhờ các hiệp ước quốc tế và vai trò của các tổ chức có quy mô toàn cầu và gia tăng cả các chuẩn, luật được áp dụng trên toàn thế giới…

 

Sự thực thì mỗi tấm thẻ, mỗi dấu hiệu nhỏ trong ví của bạn đã có thể xác lập một xu hướng, một sự thay đổi mang tính toàn cầu. Nhiều bạn cho rằng: “Công dân thế giới nghĩa là bạn không bị hạn chế bởi các đường biên giới. Bạn đến nhiều quốc gia nhất có thể”.

 

Bạn đã bước qua bao nhiêu đường biên giới?

 

Nhiều người trẻ, nhất là các bạn du học sinh đã tạo cho mình một bộ sưu tập đặc biệt: sưu tập thị thực của các nước.

 

Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, có những du học sinh đã kịp có hàng chục visa từ nhiều nước khác nhau.

 

Với các bạn trẻ trong nước con số visa có thể ít hơn (có người là 20, có người là 15) nhưng đây không đơn giản là một thú vui của một vài cá nhân đặc biệt mà nói đã là xu hướng, xu hướng mở của những người trẻ muốn dấn thân, muốn đi qua thật nhiều những đường biên giới.

 

Theo một điều tra của AC Nielsen về giới trẻ ở TP. Hồ Chí Minh thì 93% xem TV hàng ngày, 2% đã đi du lịch nước ngoài.

 

Xu hướng mở này từ lâu đã là xu hướng toàn cầu. Ngày càng có nhiều nước trên thế giới mở rộng cánh cửa của mình, miễn thị thực cho công dân nhiều nước khác trên thế giới.

 

Để mở cửa thị trường du lịch, Việt Nam đã từng miễn visa với công dân của các nước Phần Lan, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển…khi họ đến VN trong thời gian 15 ngày. Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 39 đã ký kết về việc công dân của các nước này, sẽ được miễn visa tới các nước thành viên khi họ lưu trú ở các nước này tối đa 14 ngày. Và gần đây nhất là 17 nền kinh tế thanh viên APEC đã tham gia chương trình cấp thẻ đi lại cho doanh nhân APEC. Thẻ này có giá trị sử dụng đến 3 năm cho phép doanh nhân đến và lưu trú trong thời hạn 60 ngày tại 17 quốc gia và không cần xin thị thực.

 

Điều đó có nghĩa là, mỗi ngày sẽ có càng ít đi những rào cản. Nếu bạn vẫn không ngần ngại với những chuyến đi xa, nếu bạn vẫn còn giữ mãi một đường chân trời thì hẳn bạn vẫn chưa thực sự sẵn sàng là một công dân thế giới và hãy khoan nói đến chuyện “ra biển lớn”.

 

Bạn có hài lòng về khả năng thích nghi của mình?

 

Làm việc xuyên quốc gia với nhưng tập đoàn có chân rết ở khắp mọi nơi, đó luôn là xu hướng của những người trẻ dẫn đầu.

 

Anh Nguyễn Đức Toàn, chuyên viên của Ngân hàng Thế giới liệt kê lịch trình đã qua của mình: “Sau khi tốt nghiệp trường Ams, mình sang Úc học 2 năm, rồi lại đến Mỹ học tiếp 4 năm, mình làm việc ở Mỹ một thời gian rồi lại đến một số nước khác như Singapore. Hiện tại thì mình đang ở Philippin và công việc ở đây có thể kéo dài đến 10 năm”.

 

Bây giờ thì du học sinh không còn phàn nàn nhiều về những cú sốc trong cuộc sống học tập và sinh hoạt ở nước ngoài nữa. Hoặc là họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tất cả những thay đổi hoặc là họ chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen với văn hóa, ngôn ngữ, khí hậu, thực phẩm...

 

“Thông thạo nhiều ngoại ngữ, có khả năng làm việc không biên giới”, dường như nhiều bạn trẻ đã thay đổi slogan của mình để tiệm cận hơn nữa với vai trò một công dân thế giới. Cũng có thể vì thế mà trong một vài năm trở lại đây xu hướng thanh thục nhiều hơn 1 ngoại ngữ đã trở nên phổ biến đến vậy trong SV.

 

Trong một lần trả lời phỏng vấn, ca sĩ Trần Thu Hà đã từng chia sẻ: “Nguyện vọng của tôi là trở thành một công dân thế giới, làm việc ở bất cứ nơi nào. Vì vậy tôi không thể sống trong sự mơ hồ của quá khứ và hiện tại”.

 

Sự thật thì đã một thời, người VN quan niệm, công dân thế giới là khái niệm chỉ dành cho những nghệ sĩ tài ba như Đặng Thái Sơn, nhưng trong thời điểm hiện tại đó là cơ hội của tất cả mọi ngừơi.

 

Trong nhiều blog, các bạn trẻ VN cũng dành “đất” để chia sẻ về điều này. LamKhe’ blog còn viết: “Trong những giấc mơ, tôi thấy mình là một công dân thế giới, đi nhiều nơi, đến nhiều nước và sống một cuộc sống đa văn hóa với nhiều cảm xúc”.

 

Tuy nhiên, những bạn trẻ tự tin với vai trò một công dân thế giới của mình hiện chưa phải là số đông.

Hãy thử đếm những chiếc vali căng đầy mì tôm của chúng ta trong mỗi chuyễn xuất ngoại? Hãy thử đếm những gương mặt ngơ ngác trong những chuyến du lịch nước ngoài khi vắng người phiên dịch?

 

Sự thật thì bạn chẳng có lỗi gì khi lựa chọn mì tôm thay cho những món ăn lạ lẫm ở nơi xa xứ. Chỉ có điều đó lại là dấu hiệu đơn giản chỉ ra khả năng thích nghi của bạn chưa cao.

 

(Theo Sinh viên Việt Nam)

 

Ý kiến của bạn:

 



 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,