221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
921388
Xài hoang điện ở ký túc xá
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Xài hoang điện ở ký túc xá
,

(VietNamNet) - Không chỉ ở giảng đường, việc SV “đốt” điện quá nhu cầu còn diễn ra như là chuyện thường ngày ở nhiều kí túc.

 

Nhu cầu lớn, tiêu thụ nhiều 

 

Phòng 8 người, 6 máy tính.
Phòng 8 người, 6 máy tính.

Hai khu KTX lớn ở Hà Nội là Bách Khoa và Mễ Trì có số SV sống nội trú khá đông. Đến đây, tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của họ, mới thấy được sinh viên có nhu cầu dùng điện ngày càng cao.

 

Anh Quân (Phòng 203 – B1 – KTX Mễ Trì) cho hay: “Phần lớn những sinh hoạt trong ngày của tụi em có liên quan đến đồ điện. Mà toàn là nhu cầu cần thiết cả. Đèn, quạt điện là hai thứ không thể thiếu. Ngoài ra, còn máy tính, đài… một số phòng có cả ti vi. Mất điện chắc là không còn biết làm gì.”

 

SV nam đã vậy, SV nữ còn nhiều thứ đồ điện lỉnh kỉnh hơn như máy sấy tóc, ấm đun nước, nồi điện…

 

Hoàng Hiền (Phòng 309 – C1 – KTX Mễ Trì) giải thích: “Vì Ban quản lí không cho phép nấu ăn trong kí túc nên phòng nữ nào cũng có một cái ấm điện hoặc nồi điện. Cái ấm điện trở thành vật dụng đa năng. Nó có thể được dùng để đun nước gội đầu, đun nước hấp mì tôm, pha cà phê, luộc trứng ăn ca đêm”.

 

Máy vi tính ngốn nhiều điện nhất vì nó đáp ứng được khá lớn nhu cầu về học hành, giải trí của SV kí túc. Vì thế, hễ phòng nào có thì máy vi tính phải được sử dụng hết công suất.

 

SV viết tiểu luận, làm luận văn, đồ án, chơi games, nghe nhạc, xem phim, lên mạng… Mỗi chiếc vi tính cũng phải hoạt động tới 20 tiếng/ngày. Người này đi thì người khác dùng. Của mình nhưng ít ai giữ được để dùng một mình.

 

Theo ông Đào Văn Hải – Giám đốc Ban quản lý Ký túc xá Mễ Trì, hàng tháng, SV nội trú được hỗ trợ mỗi người 10 số điện. Tuỳ theo đầu người, mỗi phòng được dùng miễn phí từ 80 đến 100 số. Tuy nhiên, số điện tiêu thụ của mỗi phòng luôn vượt quá số được bao cấp. SV sẽ phải trả tiền cho số điện phụ trội mỗi tháng.

 

Cầm hoá đơn tiền điện tháng 3 của phòng mình, Tuấn (Nhà B1 – KTX Mễ Trì) không bất ngờ lắm với số điện phụ trội lên tới 372 số. Phòng của Tuấn có 6 máy tính cộng với các đồ điện khác, tháng nào các cậu cũng phải chia nhau đóng khoản tiền điện gần 400 nghìn.

 

Đức Thông (Phòng 304 - B5 – KTX Bách Khoa) cho biết: “ Vào dịp làm đồ án như dịp này, tiêu thụ điện nhiều nhất là các anh năm cuối bên nhà B8 của kí túc. Có những phòng cả phòng đều sử dụng máy tính. Số tiền điện trả cho 7 - 8 cái máy nhiều khi lên đến hơn 500.000 đồng/tháng”.

 

Dùng quá nhu cầu 

 

Vừa online, vừa xem ti vi.
Vừa online, vừa xem ti vi. Ảnh chụp tại P204 -B1- KTX Mễ Trì.

 

  

Ông Hải, Giám đốc BQL KTX Mễ Trì cho rằng: “SV dùng điện nhiều nếu đúng nhu cầu thì không thể cho đó là lãng phí. Vấn đề là phải sử dụng đồ điện một cách có mục đích và có lợi cho mình. Nếu dùng ít mà bật bóng đèn và để quạt chạy không thì vẫn lãng phí điện”.

 

Cũng theo ông Hải, KTX Mễ Trì có khoảng gần 2000 SV ở nội trú. Như vậy, một tháng, Nhà nước sẽ phải bao cấp cho riêng số SV này khoảng 20.000 kw/h điện, tương đương với gần 20 triệu đồng.

 

Một số SV đã dựa vào chính số điện được bao cấp để lãng phí.” Đằng nào thì cả phòng cũng được 100 số miễn phí, không hết thì cũng phải cố mà dùng cho hết. Chỗ trội ra tính sau.” - Cương (Khoa Lý – ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) biện minh cho việc “đốt điện chùa” hàng tháng các thành viên trong phòng mình.

 

Thêm nữa, số tiền điện phải đóng thêm của từng phòng lại được chia đều cho mỗi người. Đồng hồ điện cũng chỉ đếm tổng số chứ không đếm được trong phòng, ai dùng nhiều hay dùng ít. SV lại có cớ để mà “cố” dùng thật nhiều điện cho đỡ thiệt.

 

Hiện tượng quạt không ai ngồi cũng cứ bật cho thoáng phòng. Mùa đông, đắp chăn mà vẫn thấy lạnh, vác thêm hai cái đèn bàn chĩa vào người, bật cả đêm ngủ cho ấm. Máy tính chỉ là nó lúc viết tiểu luận, làm luận văn, đồ án. Lúc khác, máy tính trở thành máy nghe nhạc, xem phim, chơi game. Việc “đốt” điện quá nhu cầu đó diễn ra như là chuyện thường ngày ở nhiều kí túc.

 

Thông thường, cứ khi nào đụng đến quyền lợi sát sườn của mình thì khi đó SV mới tự ý thức được trách nhiệm.

 

Long – ĐH KHXHNV HN tâm sự: “Giờ mình là SV năm cuối, phải chuyển ra ngoài ở. Giá điện ở nhà trọ một số là 2.000 đồng, cao gấp đôi so với trong kí túc. Không được thoải mái như trước nên cũng phải cân nhắc mà dùng tiết kiệm đi”.

 

Tiền điện không được bao cấp, dùng số nào tính số đó. Không ít SV trọ ngoài lúc này mới nhận thấy: “Không thể dùng điện thoải mái như ở trong kí túc được nữa".

 

  • Thế Đạt
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,