221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1294957
18 tuổi, đạo đức giả và giá trị của "hoạt ngôn"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
18 tuổi, đạo đức giả và giá trị của 'hoạt ngôn'
,

Mấy hôm nay, trên VietNamNet khá ầm ĩ vụ tranh luận về đề thi văn ĐH 2010. Từ hồi sang Mỹ học, thấy rõ giá trị của “hoạt ngôn", tôi cũng muốn bày tỏ chút ý kiến cá nhân về việc này.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Trước tiên, xem lại đề thi để tiện theo dõi.

Việc đưa nghị luận xã hội và đề thi Ngữ văn là cần thiết, và đáng lẽ phải làm từ nhiều năm nay rồi, chứ không phải chờ đến bây giờ, khi cả xã hội ngã ngửa ra khi thấy khả năng lập luận và trình bày vấn đề học trò Việt Nam quá kém.

Nhưng muộn còn hơn không. Dù sao, đây cũng là tín hiệu đáng hoan nghênh của một nền giáo dục rập khuôn kiểu mẫu.

Có người cho rằng, đề thi như vậy là “quá sức” với học trò, vì các em vẫn còn non nớt, chưa va chạm, chưa trải nghiệm cuộc sống nhiều.

Tôi cho rằng ý kiến như vậy vừa đánh giá thấp khả năng của học sinh, vừa mâu thuẫn với chính chương trình giáo dục hiện hành.

Mô tả ảnh.
Thí sinh làm thủ tục dự thi. Ảnh: Hương Giang

Các em đã 18 tuổi, cái tuổi được cầm lá phiếu đi bầu cử, cái tuổi con gái được phép lấy chồng, cái tuổi được lái xe máy vi vu rồi mà không có suy nghĩ độc lập về thói “vô trách nhiệm” và “đạo đức giả” được hay sao?

Hơn nữa, thử nhìn vào các tác phẩm văn học mà các em phải phân tích, bình luận từ lớp 6 tới lớp 12.

Tất cả đều là những chủ đề rất “nghiêm túc” như lòng yêu nước, về tình yêu giữa con người với con người, về sự nhân hậu và vị tha, về thói vị kỷ và tâm địa độc ác, về nhân và quả, về đủ những thứ cao siêu khác trong hàng trăm tác phẩm văn học kinh điển.

Đã yêu cầu các em học và hiểu các tác phẩm đó, sao không thể hỏi các em về “trách nhiệm” và “đạo đức” – hai phạm trù rất gần gũi của cuộc sống?

Vô trách nhiệm là khi lớp học bẩn mà chẳng ai chịu cầm chổi đi quét. Vô trách nhiệm là bài tập về nhà không chịu làm. Vô trách nhiệm là đổ hết việc nhà lên đầu bố mẹ, anh chị. Vô trách nhiệm là lớp giao cho mua bình hoa nhân dịp 20/11 nhưng không ai nhận.

Còn đạo đức giả ư? Đạo đức giả là khi quay bài nhan nhản mà vẫn nhận danh hiệu học sinh giỏi cuối năm. Đạo đức giả là khi ở nhà, ở trường thì "gọi dạ, bảo vâng", ra đường thì nói tục, chửi bậy "hay hơn hát". Đạo đức giả là “bề ngoài thơn thớt nói cười”, đến lúc sau lưng thì đặt điều, buôn chuyện nói xấu nhau.

Tất cả những chuyện đó, đời HS chẳng lẽ chưa gặp lần nào? Không xảy ra với mình thì cũng với với bạn bè xung quanh.

Vấn đề ở chỗ, người chấm bài phải đặt mình vào địa vị của đứa học trò 18 tuổi, chứ không phải ông thầy đầu bạc để mà đánh giá bài làm của các em.

Dẫn chứng của các em có thể chỉ mới đơn sơ, mộc mạc, nhưng nếu các em chạm được vào vấn đề và phát triển mạch lạc, thế là cũng đủ đáng khen rồi. Đừng bắt các em phải nêu ví dụ về Vinashin cho thói vô trách nhiệm, dù tôi tin rằng không ít học trò lớp 12 có đủ hiểu biết và tư duy để thảo luận vấn đề này.

Hơn nữa, đổi mới đề thi phải đi kèm với đổi mới học tập. Nếu quanh năm ngày tháng, các em chỉ biết cắm mặt vào chép sách văn mẫu (nói thật ngày xưa quyển văn mẫu là bạn tri kỷ của tôi). Rồi đùng một cái, đi thi bắt các em biện luận xã hội thì đúng là thả thằng không biết bơi xuống hồ nước. Và như thế thật là không công bằng với các em.

Giá trị của hoạt ngôn

Tôi không phải người có tư duy “Tây cái gì cũng nhất”, nhưng từ hồi đi học ở bên này, tôi thấy phục khả năng trình bày vấn đề của các bạn Mỹ.

Họ sử dụng từ ngữ đa dạng, với nhiều tầng lớp nghĩa và cấp độ khác nhau, đôi khi tùy vào độ “nóng” của cuộc tranh luận. Các bạn lớp tôi trình bày khoảng 5 câu mà lặp lại một từ nào đó 3 lần là họ sẽ xin lỗi vì “vốn từ có hạn”, kể cả khi từ đó là "từ chủ đạo”.

Bất kể các em teen hay các bạn cùng lớp, thường trình bày vấn đề rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ và lập luận rất thuyết phục chỉ trong vài câu nói.

Họ tóm tắt, rồi diễn giải vấn đề rất gọn gàng, đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn từ rất tốt

Họ sử dụng từ ngữ đa dạng, với nhiều tầng lớp nghĩa và cấp độ khác nhau, đôi khi tùy vào độ “nóng” của cuộc tranh luận. Các bạn lớp tôi trình bày khoảng 5 câu mà lặp lại một từ nào đó 3 lần là họ sẽ xin lỗi vì “vốn từ có hạn”, kể cả khi từ đó là "từ chủ đạo”.

Nhiều lúc, tôi thấy ức chế vì mình cũng có ý kiến như thế, nhưng sao trình bày không thuyết phục bằng người ta.

Đôi khi tôi trao đổi ý kiến với các bạn cùng lớp, rồi các bạn ý diễn đạt lại, mình nghe thấy sáng sủa và hấp dẫn hơn hẳn.

Tất nhiên, cũng một phần do ngôn ngữ của mình không bằng các bạn, nhưng cũng do mình chưa quen trình bày vấn đề rắc rối chỉ trong vòng 2, 3 câu.

Thế nên, từ hồi ở bên này, tôi càng thấy rõ giá trị của “hoạt ngôn”. Và tôi thấy, nếu giáo dục Việt Nam thực sự chuyển mình theo hướng rộng mở và kích thích học trò trình bày và phát triển ý kiến của mình một cách mạch lạc thì các em HS thế hệ sau thật là may mắn. Nhưng cũng mong cải cách không nửa vời…

  • Vũ Lan Hương (ĐH Northwestern, Mỹ)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,