221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1293366
Chơi vơi như học sinh chuyên trượt đại học
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Chơi vơi như học sinh chuyên trượt đại học
,

- Câu chuyện một học sinh chuyên Toán 12 năm học giỏi, con của một gia đình nông dân, đã tự tử vì làm bài thi đại học không tốt một lần nữa lại dấy lên mối quan tâm của dư luận xã hội. Tâm lý phổ biến đè nặng lên vai các thí sinh "phải đỗ đại học bằng mọi giá" dường như tăng gấp hai lần với học sinh trường chuyên. Đây cũng là chia sẻ của những người đã từng kinh qua "ải vũ môn" với những áp lực tương tự.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Ngóng con thi ĐH. Ảnh: Phạm Hải

"Học sinh chuyên mà trượt à?"

Tôi thấy thực sự sốc khi đọc bài viết này. Là một học sinh chuyên năm nay thi đại học, tôi hiểu áp lực lớn thế nào đối với những học sinh chuyên như chúng tôi nếu không đỗ.

Giả sử trượt, có lẽ tôi cũng sẽ nghĩ đến cái chết và tôi hoàn toàn hiểu vì sao bạn ấy làm như thế.

Có thể nhiều người sẽ nói bạn ấy dại, nông nổi, bồng bột nhưng sao không ai nói phải làm thế nào để chúng tôi vượt qua khi việc đỗ trượt trở thành danh dự của học sinh chuyên, là niềm tự hào của cha mẹ, là những lời bàn tán dù chỉ là sau lưng.. Nếu không phải học sinh chuyên, tôi nghĩ ít ai hiểu được thần kinh của họ căng đến mức nào.

Dương Huyền (TP.HCM)

Các bạn sống thiếu ý chí

Trước hết, tôi xin chia buồn cùng gia đình em.

Nhưng sau chuyện này, tôi nghĩ rằng các trường chuyên trong cả nước cần nhìn lại cách dạy người của mình.

Tôi quen nhiều bạn học trường chuyên, tôi nhận thấy rằng những bạn được đào tạo trong trường chuyên thường có thái độ rất ngạo mạn, hay coi thường các bạn không học trường chuyên nhưng lại sống rất thiếu ý chí, khi có chuyện thì chỉ biết dựa dẫm vào người khác.

Mong rằng các nhà trường coi lại cách dạy người của mình, đừng vì chút thành tích học tập mà khiến các em có thái độ sống không đúng mực vì xét cho cùng tôi vẫn luôn nghĩ rằng học làm người mới là cái cốt yếu khi đến trường!

Phong (Đà Nẵng)

"Thẹn không chịu được!"

Trước kia, là một học sinh của trường Lê Khiết, mình học cũng khá. Nhưng khi thi đại học lại "rụng" trường cao.

Các bạn hiểu vì sao không? Nghĩ sao? Nguyên một lớp đứa nào cũng đậu cao, tự nhiên mình lại lẹt đẹt, mình cảm thấy thẹn không chịu được, chẳng thà mình học hành bình thường đi, nhưng đằng này mình học cũng có tiếng trong lớp.

Xong đợt thi đó mình thất vọng, chán nản đến tận cùng, không còn chút ý trí nào hết. Không dám gặp bạn bè, không dám ra khỏi nhà, ra bà con xung quanh hỏi thì biết nói sao.

Mình cũng từng nghĩ đến chuyện ra đi như Sĩ, nhưng không hành động ngu muội như bạn.

Tuy vậy, giờ mình đã mãi vô danh ẩn tích trong TP.HCM luôn, không còn gặp bất cứ bạn bè nào học chung trường Lê Khiết cả! Mình đã có cuộc sống vui sướng ở Sài Gòn, niềm vui này dư sức che lấp nỗi buồn là mình sẽ không bao giờ về Quảng Ngãi nữa.

Mình hiểu được phần nào hành động của Sĩ, nhưng có lẽ Sĩ hành động tức thời quá. Sĩ không chịu nghĩ đến người khác gì hết, nhất là những người thân xung quanh. Sĩ đi rồi là Sĩ sẽ quên hết tất cả, không còn biết gì hết, nhưng còn ba, mẹ, anh Sĩ, liệu có chịu được không?

Vài lời gởi cho bạn nào muốn hành động giống Sĩ: Đừng có khờ dại và ngu muội, đừng có ích kỷ. Ba mẹ cực khổ nuôi mình lớn lên chứ đâu phải tự nhiên mình lớn lên đâu mà muốn làm gì thì làm. Thân xác mình là của ba mẹ chứ không phải của mình đâu. Nếu mình cảm thấy sống không nổi nữa thì cố gắng sống cho ba mẹ, cho người thân đi, đừng có nghĩ cho bản thân mình.

Mình sống thì cùng lắm khổ cho bản thân mình thôi. Còn mình ra đi thì có quá trời người phải khổ. Cái gì thời gian rồi cũng phai mờ, không có theo suốt đời đâu mà phải hành động như vậy!

Chúc Sĩ ra đi thanh thản, không còn gì vương vấn ở trần thế này nữa . Và chia buồn cùng ba, mẹ, anh trai Sĩ.

Minh Minh (TP.HCM)

Chuyên Toán không bằng chuyên Tâm, chuyên Lý không bằng chuyên Lý trí

Tôi xin chia buồn với giai đình em Sĩ.

Tôi hiểu suy nghĩ của em, chỉ tiếc là ở một ranh giới mong manh đó, không có tác động nào níu kéo em trở lại.

Bản thân tôi cũng từng học giỏi rồi rơi xuống cuối lớp chuyên.

Nỗi nhục của kẻ bại trận, không niềm vui, không hạnh phúc cũng đã từng dẫn tôi đến những suy nghĩ như vậy.

Tôi đã đứng lên với lòng hận thù, hận thù chính bản thân mình. Tôi đã thi đỗ đại học dù muôn hơn bạn bè, tôi có việc làm, có thu nhập cao. Giờ, tôi đã có thể tự tin với chính mình, với những bạn bè xưa. Nhưng thực sự, vết thương tâm hồn quá lớn, có lẽ nó sẽ theo tôi suốt cuộc đời.

Với em Sĩ, những em năm sau hay năm sau nữa sẽ phải thử lửa trường thi mà ở đó là bước ngoặt của cuộc đời. Tôi mong các em hiểu cho rằng: Chuyên Toán không bằng chuyên tâm, chuyên Lý không bằng lý trí.

Lực cản khó vượt qua nhất không phải là cổng trường đại học mà là chính bản thân mình. Kẻ thù lớn nhất cuộc đời là chính mình mà.

Em Sĩ có vượt qua được cổng trường đại học thì em ấy cũng đã thua chính bản thân mình rồi. Đến bây giờ, tôi sống cũng chỉ với một ý nghĩa duy nhất: không muốn là kẻ chiến bại của chính mình.

Tôi mong các bậc phụ huynh quan tâm và động viên các em. Để các em cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống chứ không phải chỉ sống với một mục đích duy nhất là không chịu khuất phục chính mình. Chắc mọi người còn nhớ thủ khoa Luật của ĐH Vinh tự tử năm nào?!.

Solive (TP.HCM)

Áp lực trường chuyên

Các phóng viên báo Tuổi Trẻ đã gặp gỡ những học sinh lớp 12 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Lê Khiết để tìm hiểu những áp lực mà các em gặp phải.

Em Lê Nguyên Khánh cho biết, cuộc thi vào trường cũng cam go không khác gì thi ĐH vừa qua với tỉ lệ chọi đã là 1/11. Khi vào lớp, các bạn đều có tâm lý khẳng định mình và không muốn thua kém bạn bè. Trong những lần kiểm tra trên lớp, có bạn điểm thấp hơn một chút là đã buồn.

“Tụi em học thêm từ thứ hai đến chủ nhật và phải “chạy sô”, có buổi phải học hai môn liên tiếp tại nhà hai giáo viên ở hai nơi khác nhau. Nhiều buổi phải ăn thêm trên đường, còn không thì nhịn đói đến hơn 19g về nhà mới được ăn. Sau khi ăn uống xong, học đến 23h đêm” - Khánh kể.

“Trước mỗi kỳ học, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp thường họp lại để đề ra chỉ tiêu học tập cho cả lớp. Chỉ tiêu này căn cứ vào những kỳ học hoặc năm học trước để đưa ra cho tất cả các bạn cùng phấn đấu”.

Sau sự kiện bạn Trịnh Công Sĩ, Khánh chia sẻ may mắn của mình chính là có người mẹ làm giáo viên luôn bên cạnh động viên, an ủi.

Không chỉ chịu ""nội lực", các em cũng bị áp lực từ... hàng xóm. Dù ba mẹ không đề ra yêu cầu phải học thật giỏi, nhưng Nguyễn Quốc Cường nghĩ nếu học không thật giỏi sẽ làm ba mẹ buồn, ngoài ra còn hàng xóm, nội ngoại.

Còn với, Nguyễn Lê Xuân Hùng thì "không phải riêng em mà cả lớp chuyên toán đều có áp lực rất nặng trong học tập. Phần lớn các bạn đều cho rằng lớp chuyên thì thành tích học tập phải hơn các lớp khác. Bởi lớp chuyên toán là niềm vinh dự không chỉ của thầy cô chủ nhiệm mà của toàn trường. Thứ nhì là ngay trong lớp bạn nào cũng muốn học thật tốt, không muốn thua điểm ai. Thứ ba là áp lực gia đình" Ngay trong việc học, bản thân Hùng cũng “ganh đua” với hai chị đều học ĐH.

(Theo Tuổi Trẻ)

Học sinh trường chuyên yếu kỹ năng xã hội

Theo kết quả của một cuộc khảo sát của viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM tiến hành với 800 học sinh của sáu trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên tại TP.HCM, so với học sinh trường không chuyên, học sinh các trường chuyên có điểm IQ (chỉ số thông minh) hơn hẳn.

Về chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc), học sinh trường chuyên có thể làm việc với áp lực cao, có sự rõ ràng, quả quyết, có nhận thức cá nhân cao. Với kỹ năng tư duy, phán đoán tốt, các em có khả năng phân tích các mặt khác nhau của một vấn đề.

Tuy nhiên, do quá yêu mến “cái tôi”, một số học sinh đặt vị trí, vai trò của mình quá cao trong tập thể; khó chấp nhận ý kiến của người khác và chính tư duy này đã cản trở những nỗ lực nhằm phát huy hết các tiềm năng của các em, khiến kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cũng như giải quyết vấn đề của học sinh trường chuyên không được phát triển đúng mức.

Kiến thức quá nặng cũng làm cho cuộc sống của học sinh trường chuyên thiếu cân bằng.

Một vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm là kỹ năng xã hội của học sinh các trường chuyên chiếm vị trí rất thấp trong 13 tiêu chí đánh giá EQ.

Theo nhóm nghiên cứu, kỹ năng xã hội sẽ giúp học sinh biết chấp nhận xã hội và được xã hội chấp nhận.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,