221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1296916
Võ lâm ngớt lời, Bộ Giáo dục cất tiếng
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Võ lâm ngớt lời, Bộ Giáo dục cất tiếng
,

- Trước nhiều luồng dư luận về công văn đưa vovinam vào chương trình ngoại khoá ở trường phổ thông của Bộ GD-ĐT, VietNamNet tìm đến ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh- Sinh viên tìm câu giải đáp.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
  • Vovinam nói gì trong cơn võ lâm "dậy sóng"?
  • Võ lâm "dậy sóng" với công văn của Bộ GD-ĐT
  • Ngành giáo dục sắp "gây chiến" trong làng võ
  • 10 bộ phim võ thuật châu Á hay nhất mọi thời đại
  • Đưa môn võ vovinam vào trường học
  • Thưa ông, vừa qua Vụ Công tác Học sinh- Sinh viên, Bộ GD-ĐT có công văn số 4267 về việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi và đưa môn võ Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa. Tại sao, Bộ GD-ĐT lại có quyết định đó?

    Mô tả ảnh.
    Ông Ngũ Duy Anh khẳng định việc đưa võ Vovinam vào trường học chỉ là gợi ý cho các trường.
    Khi Bộ có văn bản hướng dẫn các địa phương đưa các hoạt động thể thao thành chương trình ngoại khoá, nhiều câu lạc bộ đã thành lập. Hiện nay, không chỉ các môn võ mới có câu lạc bộ trong trường học mà còn có rất nhiều môn thể thao khác.

    Bộ GD- ĐT cùng với Hội Thể thao học sinh Việt Nam chỉ đạo các địa phương là căn cứ vào các điều kiện thực tế của nhà trường, nhu cầu của học sinh để thành lập các câu lạc bộ thể thao, trong đó có môn võ. Chưa văn bản nào của bộ có câu đưa môn này thì cấm môn kia.

    Những năm trước, Bộ cũng có văn bản hướng dẫn đưa các môn thể thao dân tộc vào trường học. Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện của các liên đoàn các môn thể thao tích cực vận động, họ cung cấp đội ngũ chuyên môn, bám sát cơ sở.

    Tôi nghĩ,việc Bộ có thêm một văn bản đưa thêm một hoạt động nữa vào trong nhà trường không có tính bắt buộc. Liên đoàn (Vovinam- PV) có một chương trình rất bài bản, cùng phối hợp với nhà trường trong điều kiện cụ thể của nhà trường thì chúng ta triển khai.

    Khi triển khai thì theo yêu cầu, sở thích của học trò. Ở địa phương, ở trường đó có võ sư hay chuyên gia về lĩnh vực nào thì họ triển khai môn võ đó trong nhà trường.

    Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản đề nghị nào của các phái võ khác và đề nghị Bộ phối hợp tuyên truyền trong nhà trường. Còn liên đoàn võ vovinam Việt Nam họ có văn bản, có cán bộ đi sâu sát từng địa phương.

    Văn bản này không có gì mang tính ép buộc và loại trừ các môn thể thao khác ra.

    [video(19428)]

    Như vậy, những môn phái võ khác cũng muốn có một văn bản đề nghị như vậy thì trực tiếp làm việc với Bộ?

    Để Bộ có một văn bản gợi ý hoặc chỉ đạo xuống các nhà trường, những môn phái hoặc những chương trình tập luyện câu lạc bộ phải rất rõ ràng, đảm bảo các nguyên tắc như: an toàn, học sinh hứng thú, không ép buộc học sinh, chương trình phù hợp lứa tuổi, phù hợp điều kiện của nhà trường. Khi văn bản này chuyển xuống, không phải trường nào cũng có thể thực hiện được, có thể không đủ đội ngũ võ sư hoặc hướng dẫn viên.

    Chỉ có một nguyên tắc: tất cả những hoạt động gì đưa vào nhà trường làm cho các học sinh vui hơn, khỏe hơn, kỷ luật tốt hơn, đoàn kết hơn, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác thì chúng tôi khuyến khích.

    Như vậy, ông khẳng định văn bản này chỉ là một gợi ý cho các trường triển khai võ Vovinam, không bắt buộc?

    Đúng vậy! Không phải chỉ Vovinam mà còn các môn thể thao thao khác. Vovinam chỉ là một phương tiện, không phải phương tiện duy nhất.

    Liên đoàn võ Vovinam đã đưa ra những cam kết gì đối với Bộ?

    Họ có một chương trình tương đối cụ thể để triển khai trong việc thành lập các câu lạc bộ. Họ cử cán bộ, chuyên gia xuống các nhà trường. Đã có nhiều câu lạc bộ võ Vovinam trong nhà trường rồi.

    Liên đoàn võ Vovinam đã có một chương trình rất cụ thể. thấy chương trình này phù hợp thì chúng tôi có văn bản đề nghị các địa phương phối hợp cùng liên đoàn Vovinam địa phương để triển khai câu lạc bộ trong nhà trường.

    Có những câu lạc bộ khác hoặc võ phái khác đã được nhà trường chấp nhận thì vẫn tiếp tục triển khai. Trong nhà trường có hàng nghìn học sinh thì không phải tất cả các em đều tập một môn thể thao, mà có thể các em thích Nhất Nam, Thiếu Lâm, Karatedo, Taekwondo, Judo...

    Hơn nữa, nếu có tập cùng một môn thì cũng không thể có đủ chuyên gia hay võ sư để dạy.

    Hiện nay đã có sự nghiên cứu nào của Bộ đánh giá xem Vovinam có những bài tập nào ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh không?

    Thực tế, để kiểm định một cách chính thức thì chưa môn phái nào có sự kiểm định, kể cả các môn thi đấu là vô hại hay có hại đối với học sinh. Võ cổ truyền cũng vậy. Khi tập luyện, không phải em nào cũng trở thành một võ sư có hạng được. Nhiều em chỉ tập một thời gian làm sao cho có sức khỏe những bài tập đơn giản.

    Có dư luận cho rằng đưa Vovinam vào trường học như là một sự ngầm khẳng định đây là "Quốc võ". Ông nghĩ như thế nào về điều này?

    Tôi chưa thấy có thông tin nào nói môn võ nào là "Quốc võ". Cho nên, khi chưa có một cơ quan có thẩm quyền khẳng định đây là "Quốc võ" thì chúng tôi cũng không nói là Quốc võ. Mà hiện nay, môn võ nào có một chương trình rõ ràng cùng phối hợp với các ban ngành thì chúng tôi đưa vào. Những hoạt động nào có ích, có lợi thì chúng ta không nên ngăn cấm.

    Cám ơn ông!

    • Hương Giang (thực hiện)
    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,