Tôi tin chắc có đến 99% những nhà toán học người Việt ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ luôn hướng về Việt Nam với lòng tri ân và luôn mong chờ sẽ làm một điều gì đó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam_những người có quyền quyết định chiến lược, sách lược thì bận quá nhiều việc, còn những cố vấn, chuyên gia cao cấp - những người lập dự thảo chiến lược, sách lược để trình duyệt lại không được "tiếng" mà "miếng" cũng chẳng được là bao. Vậy có gì không ổn chăng?
Là một luật sư nhưng tôi cũng rất yêu toán học, ngày tôi học lớp 10, tôi có may mắn được biết đến một điều kỳ diệu trong toán học đó là “số thoát y vũ” trong tuyển tập "30 năm toán học tuổi trẻ" của Nhà xuất bản Giáo dục:
Ta có 6 nhóm số tạo thành phép tính sau:
123789 + 561945 + 642864 = 242868 + 323787 + 761943 và bình phương từng con số đó phép tính vẫn đúng.
Tước bỏ các chữ số đầu ở 6 con số và phép tính vẫn không sai.
23789 + 61945 + 42864 = 42868 + 23787 + 61943.
Cứ thế tước bỏ dần cho đến chỉ còn một con số, phép tính vẫn giữ nguyên.
Chưa hết, ta thử dùng quy luật tước bỏ các chữ số ở cuối của 6 số, vẫn không có gì thay đổi.
Sau này, trở thành một luật sư, tuy hoạt động trong lĩnh vực không liên quan nhiều đến toán học, nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ về con số kỳ diệu đó. Với tôi, luôn tồn tại ít nhất một quy tắc góp phần tạo ra sự cân bằng trong vũ trụ, cho dù có sự thay đổi thêm bớt bởi một quy luật khác.
Tôi không lo các nhà toán học của Việt Nam chạy hết sang Mỹ. Họ đang tích lũy và phát triển tri thức vào dòng máu người Việt Nam. Tôi lại rất rất mừng vì điều đó. Nước Mỹ đã tạo ra “hố đen toán học” để thu hút nhân tài và Chính phủ Việt Nam - người thi hành và điều hành các chính sách quốc gia cần sớm tạo ra “hố đen” để các nhân tài ở các quốc gia khác hội tụ về Việt Nam, mà hạt giống ban đầu là các nhà toán học, khoa học Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, để họ dễ dàng đưa tri thức đó về nước.
Với giới hạn chỉ có 1.000 từ tôi hy vọng có dịp chia sẻ cụ thể hơn ở diễn đàn khác.
- Luật sư Đào Xuân Thân (công ty luật M.TON VIETNAM, Hà Nội)
Tôi thích nhất "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng"
Lương có phải vấn đề thiết yếu? Liệu đồng lương, như trong câu kết của bài viết, có phải là một vấn đề thiết yếu không? Tôi nghĩ không hẳn vậy... Những người tài đa phần họ đều là những người năng động, khả năng khám phá tìm tòi, học hỏi rất cao... Nếu như họ có ở lại Việt Nam và đc trả một mức lương cao hơn ở nước ngoài (nơi mà từ môi trường, không gian, cơ sở vật chất làm việc vô cùng tốt) không nhỉ... Trong khi đó nếu ở trong nước thì gần như mọi điều kiện này đều rất mờ nhạt vì vậy sẽ không có khả năng phát huy, phát triển tài năng.... Vì vậy ai đi thì họ vẫn sẽ đi không phải chỉ riêng vì đồng lương đâu... Còn nếu "có ai trở về" thì đó sẽ là một điều vô cùng tốt đẹp cho đất nước chúng ta.... Nên đừng cố gắng níu kéo họ ở lại... hãy để họ ra đi để phát triển, phát huy bản thân và hãy cùng hi vọng họ sẽ trở về để phát triển đất nước...
|
Điều đó tốt nhưng nếu họ về thì có cải thiện được chất lượng môi trường khoa học trong nước lên không?
Theo tôi chắc chắn là có nhưng không nhiều!
Theo bài báo trên, nhận định tôi thích nhất về nước Mỹ là "cạnh tranh khốc liệt nhưng công bằng".
Tôi nghĩ, ở Việt Nam đã triệt tiêu cạnh tranh bởi sự cào bằng, chúng ta đã phát huy hết được trí tuệ, năng lực hiện có trong nước chưa? Tại sao có hiện trượng bằng cấp mọc ra như nấm từ đại học cho đến tiến sĩ (cho dù có "thực" học chứ chưa nói đến bằng cấp mua), sau khi có những tấm bằng đó thì người sở hữu có làm tăng thêm giá trị cho xã hội hay chỉ củng cố địa vị?
Ở Việt Nam làm sao phân biệt được người có thực tài? Làm sao người có tài có thể phát huy hết khả năng của họ?
Tôi nghĩ, chỉ cần giải quyết được các câu hỏi trên cho thấu tình thì chưa cần các tài năng người Việt ở nước ngoài về nền khoa học của chúng ta cũng sẽ có bước tiến quan trọng và chắc chắn đó là môi trường trũng để tài năng chảy về.