Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm giáo sư ĐH Chicago
Cập nhật lúc 11:01, Thứ Tư, 27/01/2010 (GMT+7)
- Nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa chấp nhận lời mời làm giáo sư tại trường ĐH Chicago vào ngày 25/1. Anh sẽ chính thức về làm việc tại khoa toán của trường vào ngày 1/9/ 2010.
Ngài Robert Fefferman, giáo sư Toán, kiêm trưởng khoa Vật lý của ĐH Chicago phát biểu: "Rõ ràng, đây là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời đại của chúng ta. Tôi kỳ vọng những điều thực sự lớn lao vào chàng trai trẻ này”.
Trong khi đó, ông Peter Constantin - trưởng khoa Toán của ĐH Chicago, người sẽ trực tiếp làm việc cùng Bảo Châu nhận xét: "Bảo Châu đã đạt được những thành tựu đột phá. Công trình của cậu ấy đã kết nối được hai lĩnh vực quan trọng của toán học, đó là số học và hình học".
Ông Peter khẳng định: "Với việc mời được Ngô Bảo Châu về trường, cùng với nhiều gương mặt xuất sắc khác như Kato, Beilinson và Drinfeld, khoa sẽ có 1 đội ngũ ưu tú. Khoa Toán trường ĐH Chicago đang theo đuổi vai trò lãnh đạo lịch sử của đất nước này nói riêng và nền toán học thế giới nói chung.
Ngô Bảo Châu (Ảnh: Uchicago) |
Trong khi đó, ông Peter Constantin - trưởng khoa Toán của ĐH Chicago, người sẽ trực tiếp làm việc cùng Bảo Châu nhận xét: "Bảo Châu đã đạt được những thành tựu đột phá. Công trình của cậu ấy đã kết nối được hai lĩnh vực quan trọng của toán học, đó là số học và hình học".
Ông Peter khẳng định: "Với việc mời được Ngô Bảo Châu về trường, cùng với nhiều gương mặt xuất sắc khác như Kato, Beilinson và Drinfeld, khoa sẽ có 1 đội ngũ ưu tú. Khoa Toán trường ĐH Chicago đang theo đuổi vai trò lãnh đạo lịch sử của đất nước này nói riêng và nền toán học thế giới nói chung.
“Quy mô khoa toán không phải là lớn. Vì vậy, chúng tôi không thể bao quát được hết các lĩnh vực của toán học. Nhưng, với những gì làm, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt kết quả cao nhất. Chúng tôi làm việc bằng sự tận tâm và bằng sức lao động trí óc bền bỉ. Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã nhận ra, sức mạnh sẽ tạo dựng sức mạnh. Bởi vậy, chúng tôi sẽ cố gắng chiêu mộ những nhân tài, kể cả là sinh viên chưa tốt nghiệp, đã tốt nghiệp, những nghiên cứu sinh…để có thể duy trì và phát triển những hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về toán học của Khoa.
Những tiêu chuẩn mà chúng tôi đặt ra là rất cao và bởi chúng tôi luôn tự hào về chất lượng khoa toán. Và chúng tôi càng rất tự hào khi anh Ngô trở thành một thành viên của chúng tôi” – Ông Peter nói tiếp.
Nói về quyết định này của mình, Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Cơ hội cộng tác chặt chẽ hơn với các đồng nghiệp tại Đại học Chicago đóng vai trò quan trọng đối với quyết định tới Chicago của tôi”.
Nói về quyết định này của mình, Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Cơ hội cộng tác chặt chẽ hơn với các đồng nghiệp tại Đại học Chicago đóng vai trò quan trọng đối với quyết định tới Chicago của tôi”.
Ngày 9/12, tạp chí “Thời đại” (Time) đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langland của GS Ngô Bảo Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới – giải thưởng Fields.
GS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học cho biết, bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới.
"Việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài" - Ngô Bảo Châu |
Năm 1988, anh giành huy chương vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia. Mùa hè năm 1989, Bảo Châu lại tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức.
Cũng trong năm 1989, Châu sang học tại ĐH Paris 6 (Pháp). Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp.
Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của ĐH này.
Năm 2004, Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon đã giành giải thưởng toán học Clay sau khi "giải quyết" được một trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản chương trình Langland. Giải thưởng danh giá về toán học trên thế giới này mỗi năm chỉ trao cho 1 - 2 người và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Ngô Bảo Châu được Viện nghiên cứu cao cấp Princeton mời sang làm giáo sư. Đây là nơi tập trung các nhà vật lý và các nhà toán học hàng đầu của thế giới, trong đó có rất nhiều người được giải Nobel và giải Fields.
Sau đó, Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ Châu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008).
Năm 2005, Ngô Bảo Châu đã được đặc cách công nhận là GS Toán học khi mới 33 tuổi và trở thành GS trẻ nhất Việt Nam.
Trả lời câu hỏi "Nếu được giao trọng trách đào tạo người tài cho đất nước, GS sẽ ưu tiên chọn giải pháp nào? GS sẽ bắt đầu từ đâu? Và theo ông, đào tạo ĐH VN hiện nay cần sự thay đổi gì nhất?", Ngô Bảo Châu cho biết: "Cái làm nhất là thổi lại cái tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Theo nhận xét của tôi, cái tinh thần này đã bị mai một nhiều rồi đấy. Phải đặt lại việc học tập lên vị trí cao nhất ít nhất trong môi trường nhà trường.... Làm sao để con em ta biết yêu việc học một cách vô tư, độc lập với chuyện miếng cơm manh áo, độc lập với cái mong ước (không có gì đáng chê) của cha mẹ là con mình trở thành bác sĩ, kỹ sư luật sư ...".
Theo Ngô Bảo Châu, để thực hiện việc thượng tôn học tập, "việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài".
Viện trưởng Viện toán học Ngô Việt Trung cho biết: Bảo Châu hiện đang có kế hoạch mời một số nhà toán học hàng đầu thế giới sang Việt Nam để cùng nghiên cứu về chương trình Langland và qua đó có thể dẫn dắt một số sinh viên trẻ Việt Nam tiếp cận với hướng nghiên cứu này.
Viện trưởng Viện toán học Ngô Việt Trung cho biết: Bảo Châu hiện đang có kế hoạch mời một số nhà toán học hàng đầu thế giới sang Việt Nam để cùng nghiên cứu về chương trình Langland và qua đó có thể dẫn dắt một số sinh viên trẻ Việt Nam tiếp cận với hướng nghiên cứu này.
ĐH Chicago là một trường đại học tư nằm chủ yếu ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, bang Illinois (Mỹ). Được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890, ĐH Chicago tổ chức lớp học đầu tiên vào ngày 1/10/1892. ĐH Chicago đã có 81 người nhận giải Nobel và được xem là một trong các trường đại học hàng đầu thế giới. (Theo Wikipedia) |
- Sinh Phạm
,