221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
237880
Chất lượng giáo dục, qua giám sát toàn cầu của UNESCO
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Chất lượng giáo dục, qua giám sát toàn cầu của UNESCO
,

(VietNamNet) - Trong Báo cáo giám sát toàn cầu 2003/2004, UNESCO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục. Lưu ý là tại Việt Nam, hiện chưa có tiêu chí nào để đánh giá vấn đề này.

Các nước đang phát triển thường phân bổ từ 1/3 đến 1/2 ngân sách giáo dục để chi cho giáo dục tiểu học.

Nhân Tuần lễ "Giáo dục cho Mọi người" (19 đến 25/4), Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công bố Báo cáo giám sát toàn cầu với chủ đề: "Giới và giáo dục cho mọi người: Bước nhảy vọt tới sự bình đẳng". VietNamNet trích giới thiệu phần báo cáo có nội dung về chất lượng giáo dục, một vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý của Việt Nam và khiến dư luận bức xúc nhiều trong thời gian qua:

Chất lượng giáo dục là thứ khó nắm bắt nhưng lại được mọi người quan tâm vì có thể mang lại lợi ích cho mọi người. Việc đánh giá một cách hệ thống các xu hướng quốc tế trong chất lượng giáo dục lại bị cản trở bởi việc thiếu các chỉ số trực tiếp. Theo UNESCO, những chỉ số đại diện tốt nhất có thể đánh giá chất lượng chính là số học viên tính trên một giáo viên (tỷ số P/T - viết tắt của Pupil/Teacher), việc đào tạo giáo viên, chi tiêu côngthành tựu giáo dục.

Tỷ lệ học sinh duy trì được việc đến trường tới lớp 5 cũng thường được sử dụng như một tiêu chí đánh giá.

Lưu ý là tại Việt Nam, hiện chưa có tiêu chí nào để đánh giá chất lượng giáo dục và các cơ quan hữu quan mới đang lập kế hoạch "đánh giá chất lượng giáo dục".

Trung bình mỗi giáo viên "quản" 25 học sinh

Những phân tích này căn cứ trên dữ liệu của 122 quốc gia, trong đó có Việt Nam, chủ yếu là dữ liệu của bậc tiểu học. Theo đó, sự biến thiên lớn nhất được thấy ở khu vực châu Phi cận Sahara, có một số quốc gia có tỷ lệ 70. Cũng tại khu vực này, tỷ lệ trung bình tăng từ 40 lên 46 là một dấu hiệu không lành về chất lượng giáo dục.

Khu vực khác có tỷ lệ P/T cao một cách "nguy hiểm" là Tây Nam Á. Giá trị trung bình của tỷ lệ này là 40. Tỷ lệ thấp nhất (trung bình dưới 20) thuộc về các nước châu Âu và Bắc Mỹ.

Tại 60% số quốc gia được khảo sát, trung bình một giáo viên phụ trách 25 học sinh. Các nước có tỷ lệ thấp như vậy nhìn chung đều là các nước đang phát triển, hoặc các nước có mật độ dân số thấp như Bermuna, Brunei, Iceland, Ả-rập Xê-út,...

Theo nhận xét của nhóm chuyên gia, việc cải thiện tình hình này gặp phải những khó khăn rất lớn. Việc tuyển dụng những cán bộ giảng dạy có trình độ đòi hỏi phải có thời gian. Do những khó khăn về ngân sách nên chính phủ đã phải tuyển dụng nhiều giáo viên chưa qua đào tạo để có thể duy trì được tốc độ mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh.

Trình độ giáo viên thường được sử dụng để làm tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục. Có hai chỉ số thường được dùng: trình độ học vấn nói chung của giáo viêntỷ lệ phần trăm giáo viên được xác nhận (hoặc đào tạo) để tham gia giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc gia. Tại nhiều nước đang phát triển, có tới một nửa số giáo viên không được qua đào tạo sư phạm. Với các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương, số giáo viên qua đào tạo chiếm chưa tới 2/3 tổng số (trong số này không có Việt Nam). Nhiều nước với mức độ thu nhập thấp, do những khó khăn về ngân sách nên đang có xu hướng tuyển dụng ngày càng nhiều giáo viên không qua đào tạo hoặc có chất lượng thấp, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với chất lượng giáo dục.

Chi tiêu cho giáo dục

Tiêu chí chi tiêu cho giáo dục ở đây được nhóm chuyên gia khảo sát mức chi tiêu công với tính chất là một bộ phận trong tổng thu nhập quốc dân (GNP). Những con số này có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mức này dao động từ 0,6% ở Myanmar lên 11,1% ở Zimbabwe. Tuy nhiên, một nửa số quốc gia phân bổ từ 3,4% đến 5,7% của cải quốc gia cho giáo dục. Hầu hết các nước thuộc khối OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, các nước ở Trung và Đông Âu dành từ 4% đến 8% chi tiêu quốc gia cho giáo dục.

Các nước giàu là các nước đã phát triển vững chắc cơ cấu giáo dục trung học và ĐH, có xu hướng phân bổ một tỷ lệ ngân sách thấp hơn cho giáo dục tiểu học (thường là dưới 1/3). Trái lại, ở các nước đang phát triển, nơi có hệ thống giáo dục ĐH kém phát triển hơn thì thường phân bổ 1/3 hoặc 1/2 chi tiêu của giáo dục cho hệ thống giáo dục tiểu học.

Đáng tiếc là Việt Nam không có số liệu trong bảng phân tích này, mà không rõ lý do!

Trẻ gái có động lực học tập lớn hơn trẻ trai

Nếu như giáo viên và các nguồn lực tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng giáo dục thì các khảo sát về thành tích học tập của học sinh lại cung cấp một thước đo trực tiếp về chất lượng. Tuy nhiên, bất cập của khảo sát này là thường chỉ đánh giá kết quả đầu ra có thể tính toán được của quá trình học tập chứ không đánh giá được tác động rộng lớn của toàn bộ quá trình học tập ở trường. Ngoài ra, khảo sát cũng chỉ giới hạn trong một số môn học là đọc, toán và khoa học. Do giới hạn trong chủ đề "Giới và giáo dục cho mọi người: Bước nhảy vọt tới sự bình đẳng" nên báo cáo giám sát này chủ yếu phân tích khía cạnh thành tựu giáo dục xét theo giới.

Một số nghiên cứu giám sát chất lượng giáo dục ở tất cả các vùng, trừ những vùng nghèo nhất, đều đưa ra những kết luận tương tự: Trẻ em gái học đọc tốt hơn trẻ trai. Trẻ trai có thiên hướng học toán tốt hơn, mặc dù sự chênh lệch này không  rõ ràng như trong kỹ năng đọc. Với môn khoa học, trình độ hai giới là ngang bằng. 

Một số nghiên cứu cho thấy học sinh nữ có động lực học tập lớn hơn học sinh nam, các em được thúc đẩy bởi kỳ vọng về tương lai. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ ở các nước công nghiệp phát triển và các nước đang trong thời kỳ chuyển đổi, thể hiện mờ nhạt hơn ở các nước châu Mỹ La-tinh và Ca-r-ibê, và thể hiện mờ nhạt nhất ở châu Phi. Ở một số nước có mức thu nhập trung bình, trẻ trai chiếm số đông trong số các học sinh có năng lực kém. Ở những nước có trình độ phát triển thấp hơn, học lực đại trà của học sinh nữ thường yếu hơn.

Báo cáo cũng đã khảo sát về số lượng vào đại học. Ở bậc học này, phụ nữ tiếp tục tiến tới việc đạt mức ngang bằng với nam giới. Tỷ lệ nhập học bậc ĐH trong nữ giới tăng từ 46% lên 46,8% trên toàn thế giới, với mức tăng cao nhất xét theo giá trị tuyệt đối tại các nước đang phát triển. Hầu hết ở các nước châu Âu, châu Mỹ La-tinh, Ca-ri-bê và Bắc Mỹ, giới nữ chiếm đa số sinh viên ĐH. Tuy nhiên, sự đại diện của họ lại rất nghèo tại các nước châu Phi cận Sahara. Ở một số nước châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ nhập học của nữ chỉ bằng 2/3 của giới nam.

Phụ nữ thường chiếm 3/4 số sinh viên nhập học trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển đổi. Lĩnh vực "y tế phúc lợi" nổi lên như là một ngành học được các sinh viên lựa chọn nhiều thứ hai  (từ 2/3 đến 3/4 là sinh viên nữ), tiếp đó là các ngành nhân văn và nghệ thuật.

Nhìn chung, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 20% số lượng sinh viên trong các ngành kỹ thuật, chế tạo và xây dựng, chiếm rất ít trong các ngành khoa học và nông nghiệp.

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,