,
221
485
Hồ sơ
hoso
/giaoduc/hoso/
542614
Một số thông tin về đào tạo ĐH, sau ĐH
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Một số thông tin về đào tạo ĐH, sau ĐH

Cập nhật lúc 21:49, Thứ Ba, 09/11/2004 (GMT+7)
,

Chúng tôi xin giới thiệu một số tư liệu về GD -ĐH và sau ĐH ở Việt Nam

Quy mô phát triển

Phân bố mạng lưới: hiện nay cả nước có 127 trường CĐ, 87 trường ĐH, học viện và trường ĐH. Có 147 cơ sở đào tạo sau ĐH, trong đó có 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. So với 5 năm trước đây, có thêm 23 trường ĐH và 52 trường CĐ. Hiện nay các cơ sở tập trung chủ yếu ở HN và TP.HCM.

Chính phủ đã có quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ và dạy nghề từ 2001-2010, trong đó đặt ra mục tiêu từ nay đến 2010 sẽ có khoảng 40% sinh viên ngoài công lập (hiện nay là 12%).

Quy mô phát triển: trong 5 năm (từ 1998- 1999 đến 2003-2004), quy mô sinh viên ĐH, CĐ tăng bình quân 6,4% năm, tức là từ 760 nghìn lên 1 triệu 032 nghìn. đào tạo thạc sỹ tăng 51,9%/năm, đào tạo tiến sĩ tăng 61.1% năm. Hiện có 33.000 người được đào tạo sau ĐH. Nếu so với giai đoạn 1996-2000 khi mà tốc độ tăng quy mô SV ĐH và CĐ bình quân hàng năm là 17%, đào tạo thạc sỹ tăng 10,5% và tiến sĩ: 6,2% năm thì có thể thấy trong giai đoạn 2000 - 2004, tốc độ tăng quy mô hàng năm đối với ĐH và CĐ đã giảm một cách đáng kể, nhưng quy mô đào tạo sau ĐH lại tăng quá nhanh.

Cơ cấu ngành nghề: xét về tổng số thì quy mô đào tạo khối khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ lớn nhất 53%, tiếp theo là khối kinh tế - luật 16%, kỹ thuật - công nghệ 12%, sư phạm: 10%, nông lâm ngư 5%, y - dược - thể dục thể thao 3% và văn hóa - nhgệ thuật: 1%.

Số lượng học sinh được tuyển đào tạo nước ngoài theo diện hiệp định mỗi năm có gần 200  người. Kết quả đào tạo ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước cho đến cuối năm 2003 được 1.724 người, số tốt nghiệp đã về nước là 108 người, số tuyển mới năm 2003 là 535 người.

Thông tin liên quan:

1. Bộ GD - ĐT đang xây dựng đề án "đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam từ 2006 đến 2015" do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu. Đề án này đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản, toàn diện, hiện đang đi lấy ý kiến các nơi.

2. Đề xuất của nhóm trí thức do GS Hoàng Tuỵ khởi xướng đã trình Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp chấn hưng giáo dục - vấn đề đang được đông đảo trí thức quan tâm hiện nay. File đính kèm

 3.Bản gốc của báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong ngày 15/11 tới. File đính kèm

4. Các bài viết đăng tải trên VietNamNet:

Nên "sòng phẳng" với trường ngoài công lập!

Các GS kỳ vọng gì với QH về chấn hưng giáo dục?

Pháp công nhận văn bằng của Việt Nam

Muốn chấn hưng giáo dục, cần quyết tâm từ trên!

Ban hành 40 tiêu chí kiểm định chất lượng ĐH Việt Nam

Sau ĐH: "Dịch" chấm điểm cao và chất lượng "phổ thông cấp 4"

 

 

,

Tin khác

Tin khác của 'Hồ sơ'

,
,