|
Bà Trần thị Tâm Đan, chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: Nguyên Vũ) |
Thực hiện nhiệm vụ thẩm tra về Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với Bộ GD - ĐT, Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội; đã tổ chức đi khảo sát về tình hình giáo dục tại một số địa phương và cơ sở giáo dục; tổ chức hội nghị các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, các nhà quản về lý giáo dục, giáo viên, đại diện các cơ quan báo chí để thảo luận, góp ý về giáo dục. Uỷ ban đã họp toàn thể vào ngày 14 -15/9/2004 để thảo luận và thông qua Báo cáo thẩm tra.
Sau đây là ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Mời quý vị tham gia ý kiến:
I - VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI
1- Về phát triển quy mô
Trong báo cáo của Chính phủ dã tập hợp được một hệ thống các số liệu khá đầy đủ để đánh giá phát triẻn quy mô giáo dục. Được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành tích cực của Chính phủ luôn coi giáo dục là quốc sách hành đàu nên đến nay, nước ta đã hình thành được một mạnh lưới các trường học của các cấp học, bậc học, ngành học rộng khắp trong cả nước; đã xây dựng được hệ thống các trường dân tộc nội trú với điều kiẹn tương đối tốt để đào tạo con em các dân tộc ít người. Hệ thống các trường ngoài công lập được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Cả nước dã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học vào năm 2000 và đến nay đã có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận phổ cập giáo dục THCS. Giáo dục thường xuyên được khuyến khích và mở rộng, do đó, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đang hình thành một xã hội học tập. Năm học 2004 - 2005 cả nước có 22,7 triệu học sinh (hơn 1/4 dân số đi học). Với một nươc có bình quân thu nhập trên 400USD/ đầu người/ năm mà xây dựng được một nền giáo dục như hienẹ nay là một sự nỗ lực to lớn rất đáng tự hào. Chúng ta ghi nhận và trân trọng sự nỗ lực, cố gắngcủa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của toàn dân, của ngành giáo dục trong đó có công lao của gần một triệu thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và công sức học tập của học sinh, sinh.viên.
2- Về chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm vì, chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ở nhiều nước, để đánh giá chất lượng giáo dục, thường thành lập cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục, các cơ quan này có thể là cơ quan độc lập với Bộ GD - ĐT, có thể trực thuộc Bộ GD song đều hoạt động một cách độc lập và khách quan về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ quan này có tráh nhiệm nghiên cứu nội dung, chương trình giáo dục (cả trong nước và ngoài nước), xây dựng ngân hàng đề thi để cung cấp cho các trường khi có yêu cầu tổ chức thi và tự mình có thể tổ chức kiểm tra để đánh giá khách quan kiến thức của người họcở một cấp học, bậc học trong cả nước và công bố công khai kết quả để nhà trường khắc phục những yếu kém của mình. Trong một số trường hợp kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục còn đựoc sử dụng trong việc tuyển sinh. Theo Uỷ ban chúng tôi, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục khi cần thiết cũng có thể xây dựng những tieu chí để tổ chức đánh giá chất lượng về một lĩnh vực cụ thể của giáo dục, như vậy, đánh giá về chất lượng gaío dục sẽ có cơ sở định lượng hơn.
Ở nước ta từ trước đến nay không có cơ quan chuyên trách thực hiện việc dánh giá chất lượng thường xuyên hàng năm. Cục KHảo thí và Kiểm định Chất lượng của Bộ GD - ĐT mới được thành lập còn đang trong giai đoạn củng cố tổ chức, bộ máy nên chưa thựuc hiện được nhiệm vụ góp phần đánh giá chất lưọnggiáo dục trong Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội lần này. Vì vậy đánh gái chất lượng giáo dục trong Báo cáo của Chính phủ chủ yếu căn cứ vào kết quả các kỳ thi và đánh giá của các nhà trường, cơ sở giáo dục về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên và nhận xét của các cơ quan quản lý giáo dục. Báo cáo chưa có được những kết quả điều tra xã hội để đánh giá cụ thể từng mặt tieue chí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp của người học đối chiếu với mục tiêu giáo dục để từ đó rút ra những mặt được và những tồn tại của chất lượng giáo dục.
Thông qua công tác giám sát và nghiên cứu, khảo sát thực tế, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc họi cho rằng, chất lượng giáo dục trong những năm đổi mới cũng đã từng bước được cải thiện, lực lượng lao động được đào tạo dã và đang gọp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh quang về cho Tổ quốc mà ngay cả ở mốtố nước trong khu vực cũng muốn học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nhìn chung còn yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫ còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó vớ các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành ít được cập nhật, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên.
Sự tụt hậu của giáo dục của nước ta so với thế giới đang là một thách thức lớn, nhất là trong đào tạo nguồn nhân lực, dặc biẹt là ở bậc đại học. Năng lực của hệ thống giáo dục chưa thích ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và phát triển con người ở thế kỷ XXI.
II - NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG YẾU KÉM VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Việc cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục thành những chính sách cụ thể và nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới giáo dục còn hạn chế. Trong thực tế, có tình trạng còn lúng túng và chậm trễ trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở, áp dụng cơ chế thị trường thị trường theo định hướng XHCN trong quản lý kinh tế.
2. Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới
Có thể nói rằng nội dung, chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, phương pháp giáodục có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra chất lượng giáo dục – đào tạo.
Ở các trường ĐH, CĐ, THCN, dạy nghề, tuy cũng đã có nhiều việc làm để cải tiến nộidung chương trình và phương pháp nhưng nhìn chung nội dung chương trình thiếu cập nhật kiến thức mới và chưa hội nhập được với trình độ giáo dục thế giới, giáo trình thiếu và lạc hậu, tỷ lệ thời gian dành cho các môn học chưa hợp lý. Mô hình giáo dục ĐH chậm đổi mới, chưa có ngành đào tạo mũi nhọn nào, chưa có trường ĐH nào của nước ta có thể liên thông được với các trường ĐH khu vực và thế giới.
Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không đồng bộ với đổi mới chương trình đào tạo ở các trường sư phạm mà đúng ra việc đổi mới chương trình ở các trường sư phạm phải được thực hiện trước khi đổi mới ở giáo dục phổ thông. Ngay từ đầu đã khôngthiết kế nội dung chương trình cho từng cấp học, bậc học để đảm bảo tính hệ thống, tính chỉnh thể của chương trình mà thường là được cấp học, bậc học nào thì phê duyệt và tổ chức viết sách giáo khoa cho cấp, bậc học đó.
Theo nhận xét của một số chuyên gia giáo dục thì SGK mới, về trình độ tương đương với SGK cải cách, đã giảm được những kiến thức trừu tượng, khó hiểu và tạo điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học, phải làm thí nghiệm. Tuy nhiên, có bộ môn giảm kiến thức hàn lâm qúa mức dẫn đến coi nhẹ định lượng, hình thành khai niệm; sử dụng phương pháp thảo luận, quy nạp ngay cả ở những chỗ cần thuyết giảng. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp chủ yếu là nhiệm vụ của giáo viên, phải thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và được thể hiện trong sách hướng dẫn giáo viên là chính nhưng có bộ môn lại đưa qúa nhiều vào trong sách giáo khoa.
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho thay SGK mới còn thiếu, không đồng bộ, chưa bảo đảm chất lương; hơn nữa việc cung cấp trang thiết bị còn chậm, thậm chí hết học kỳ 1 mà nhiều trường vẫn chưa có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
3.Các điều kiện đảm bảo cho giáo dục nhất là cho đào tạo nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các điều kiện để chuẩn hóa và hiện đại hóa giáo dục, tiếp cận với giáo dục khu vực và quốc tế còn rất bất cập.
a. Về đội ngũ giáo viên
Có thể nói rằng, trong mối tương quan giữa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, yếu tố quan trọng trực tiếp hàng đầu là đội ngũ giáo viên, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm chất lượng (năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp). Đội ngũ giáo viên đã lên đến gần 1 triệu người, trong đó giáo viên phổ thông đạt chuẩn khá cao, đại đa số giáo viên yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp giáo dục. Nhà nước đã có chính sách ưu đãi như phụ cấp đứng lớp cho giáo viên, miễn học phí cho SV sư phạm…Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo, ở hầu hết các địa phương đêu thiếu giáo viên các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, thể thao… Công tác bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức hàng năm chưa quy định thành chế độ bắt buộc. Một bộ phận giáo viên chưa dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng nên trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm còn bất cập. Do trong một thời gian dài, chỉ dạy theo phương pháp thuyết giảng nên hiện nay không ít giáo viên ngại sử dụng đồ dùng học tập, ngaị làm thí nghiệm, lúng túng trong việc sử dụng SGK mới.
Đối với giáo dục nghề nghiệp và ĐH, ngoài việc thiếu cán bộ giảng dạy khá trầm trọng, nhìn chung phương pháp dạy học vẫn nặng về thuyết giảng, ít thực nghiệm và hầu như không đi thực tế, đặc biệt công tác nghiên cứu khoa học rất hạn chế.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy ĐH được đào tạo một cách hệ thống ở trong nước và nước ngoài tư những thập kỷ 50-60, thế kỷ XX đang là những tiến sĩ, GS, PGS có kinh nghiệm giảng dạy nghiên cứu khoa học và, hiện nay đang là lực lượng trụ cột của các nhà trường, đều đã ở tuổi 65-70. Trong khi đó đội ngũ kế cận thì chưa được chuẩn bị ngang tầm để thay thế. Gần 30 năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy chủ yếu được thực hiện ở trọng nước, đại đa số cán bộ giảng dạy không có điều kiện giao lưu, trao đổi học thuật với các trường ĐH của thế giới. Trong những năm gần đây, Nhà nước chủ trương đầu tư ngân sách để đưa cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhưng tiếc rằng trong thời gian tổ chức thực hiện, Bộ GD-ĐT đã phân bổ tới 23% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, thực tập sinh cho cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức đàon thể, trong khi đó yêu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ công chức của các cơ quan này là kiến thức theo chiều rộng về quản lý xã hội hiện đại, năng lực hành chính, các kỹ năng quan hệ xã hội… chứ không phải là kiến thức của một chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật hẹp. Ủy ban của chúng tôi đề nghị, trong những năm tới cần tập trung các chỉ tiêu này cho việc đào tạo cán bộ giảng dạy của các trường ĐH, vì đây đang là yêu cầu cấp bách của các trường ĐH.
Ở các trường ĐH của ta hiện nay, tỷ lệ trung bình là 25,8 SV/giảng viên, số giờ dạy của giảng viên từ 800 – 1.000h/năm, thậm chí có giảng viên dạy đến 1.500h/năm (ở ĐH các nước trung bình là 15-2-SV/giảng viên, mỗi giảng viên dạy từ 300h đến 400h/năm và tỷ lệ thời gian dành cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học được quy định là 50/50). Như vậy, cơ cấu lao động của giảng viên ở ĐH của nước ta rất bất hợp lý, số thời gian dành cho NCKH của đại đa số giảng viên ĐH là rất thấp. Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên ĐH có liên quan chặt chẽ với nhau, giảng viên chỉ có thể nâng cao trình độ của mình thông qua công tác NCKH và từ đó mới có đủ năng lực trình độ để đưa ra những đề tài nghiên cứu có giá trị lý luận, thực tiễn để đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ và đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ nước nhà.
Nguyên nhân của tình hình trên, trước hết là do việc mở rộng quy mô, nhất là đào tạo tại chức không gắn với phát triển giáo viên. Trong thời gian qua, các trường ĐH, các Bộ, ngành, đoàn thể và hầu hết các tỉnh đều mở các lớp tại chức cùng với việc các trường ĐHDL được hình thành đã thu hút khá nhiều giảng viên ở các trường ĐH công lập nên chất lượng đào tạo ở chính quy cũng như tại chức không có điều kiện nâng lên. Nguyên nhân thứ hai là các điều kiện cho NCKH như đầu tư ngân sách rất thấp, không đủ để triển khai những đề tài có giá trị; trang thiết bị phục vụ cho NCKH rất thiếu và lạc hậu.
Trong những năm đổi mới, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nước nhà đã có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra không còn là cá biệt đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Một số không ít giáo viên không giữ được vị trí, phẩm chất người thầy của mình, làm phai nhạt phần nào hình ảnh cao đẹp của người thầy trong xã hội. Tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất, thiếu tâm huyết, không thực hiện việc tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nên trình độ chuyên môn của một bộ phận giáo viên không những không được nâng lên mà ngày càng mai một đi.
b. Đầu tư nguồn lực và cơ sở vật chất của giáo dục:
Có thể nói rằng, chất lượng giáo dục luôn tỷ lệ thuận với việc đầu tư (đầu tư theo nghĩa rộng bao gồm cả nhân lực, vật lực)
Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cho giáo dục. Mặc dù nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, ngân sách Nhà nước còn rất eo hẹp, song ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo hàng năm đều tăng. Nếu như tỷ lệ phần trăm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục năm 1998 chiếm 13,7% tổng chi ngân sách nhà nước thì đến năm 2004, tỷ lệ này đã lên tới 17,1%. Như vậy, tốc độ tăng bình quân về tỷ lệ ngân sách hàng năm khoảng 0,56%/năm.
Chi tiêu trực tiếp cho việc dạy và học được xem như một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Ngân sách chi cho giáo dục phổ thông của chúng ta đặt chỉ tiêu cơ cấu phấn đấu 70% chi lương, 30% chi các hoạt động giáo dục. Qua công tác giám sát cho thấy, hiện nay tỷ lệ này ở nhiều địa phương thường chi lương chiếm tưg 85 - 95%; chỉ còn khoảng 5 - 10% chi công tác quản lý hành chính và các hoạt động giáo dục. Điều đó cho thấy, như vậy, tỷ lệ chi cho công tác dạy và học rất nhỏ bé.
Trong khi đó, ở một số nước phát triển như Anh, Pháp thì cơ cấu chi cho giáo dục với tỷ lệ chi cho lương và chi cho các hoạt động giáo dục là: Ở Tiểu học 90/10; THCS 60/40; THPT 50/50 (50% chi lương và 50% chi cho các hoạt động giáo dục).
Tỷ lệ chi ngân sách hàng năm tuy tăng song nếu tính các yếu tố như tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và tốc độ tăng học sinh quá nhanh kéo theo sự tăng lên số giáo viên, cán bộ quản lý thì tốc độ tăng ngân sách đã không theo kịp tốc độ phát triển giáo dục.
Cơ sở trường học của nước ta ở tất cả các cấp học, bậc học còn đơn giản, còn nhiều phòng học chưa đủ tiêu chuẩn. Nếu so tỷ lệ số HS/lớp học theo yêu cầu thì số phòng học chúng ta còn thiếu rất nhiều và còn phải phấn đấu lâu dài. Hiện nay, tỷ lệ này ở các nước tiên tiến là 15 - 20 HS/lớp, còn ở nước ta trung bình là trên 30 HS/lớp. Như vậy, khó có điều kiện cho việc tổ chức dạy và học để nâng cao chất lượng. Ở rất nhiều trường tiểu học, THCS, THPT không có phòng thí nghiệm, thư viện, phòng sinh hoạt ngoại khó, phòng học bộ môn, thậm chí mộ số trường khi thực hiện thay SGK mới được nhận về khá nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học song không có nơi để bảo quản nên phải giao cho giáo viên quản lý.
Trong những năm gần đây, một số trường ĐH, trường nghề được đầu tư nâng cấp, một số trường ĐH đã được bổ sung trang thiết bị hiện đại, có thư viện đáp ứng được yêu cầu học tập, NCKH như trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Một số trường đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành hiện đại như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trường ĐH Bưu chính Viễn thông...
Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH của ĐH, CĐ, dạy nghề của nước ta còn rất thiếu và lạc hậu. Về diện tích, trường ĐH vào loại lớn của Việt Nam là khoảng 15 - 20ha, trường trung bình là 5 - 7ha, có trường chỉ có diện tích chưa được 2ha, trong khi đó đa số các trường ĐH ở Anh, Pháp, Úc, Thái Lan, Ma - lai - xi - a... đều có diện tích từ 50 - 70ha; trường ĐH Thượng Hải (Trung Quốc) có diện tích là 145ha; đất nước Singapore có diện tích chỉ tương đương tỉnh Thái Bình của Việt Nam, song trường ĐH kỹ thuật Nanyang có diện tích khuôn viên rộng tới 200ha với đầy đủ các điều kiện khá tốt, bảo đảm cho việc giảng dạy, nghiên cứu cho cán bộ giảng dạy và học tập, ăn ở, sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi giải trí cho sinh viên.
Nguyên nhân ở đây có lẽ không phải là do nước ta "đất chật người đông" mà chính là ở nhận thức và chính sách đầu tư, chưa dự báo được yêu cầu nguồn nhân lực ở thế kỷ XXI đòi hỏi rất toàn diện, từ nội dung kiến thức đến phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng làm việc trong một tập thể, kỹ năng giao tiếp xã hội mà tất cả những yêu cầu này phải được bồi dưỡng ngay trong nhà trường bằng trình độ năng lực của nhà giáo và việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
4. Công tác quản lý giáo dục
Không lĩnh vực nào có tác động một cách nhanh chóng, trực tiếp đến xã hội, tới từng gia đình và công dân như giáo dục. Và không có sự quan tâm nào của toàn dân mạnh mẽ như đối với giáo dục. Đây là một yếu tố thuận lợi để giáo dục vươn lên, song cũng đòi hỏi sự quản lý năng động, sáng tạo và hiệu quả của toàn ngành. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giáo dục trong tình hình mới. Những thay đổi trong giáo dục nhiều năm qua thường cạy theo những vấn đề cụ thể, mang tính giả quyết tình thế, thiếu sự đồng bộ. Cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương chưa tập trung vào việc nghiên cứu, dự báo, tham mưu cho Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực giáo dục, mà vẫn còn theo cơ chế cũ kiểu tập trung quan liêu, cơ chế xin cho, nhiều khi sa quá nhiều vào các công việc sự vụ hành chính, làm thay chức năng của các cơ sở giáo dục.
Chưa tập trung chỉ đạo và thực hiện dứt điểm một số chủ trương như phân luồng học sinh sau THCS, liên thông trong hệ thống giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước, nhất là ở các trường đại học, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn để thực hiện chuẩn hoá... Những sự việc phát sinh trong thực tiễn như thi cử nặng nề, sự quá tải trong học tập gây mệt mỏi cho học sinh nhất là học sinh tiểu học và THCS, việc dạy thêm, học thêm tràn lan, sự gian dối của người học... để kéo dài mà không có biện pháp giải quyết dứt điểm dẫn đến sự không đồng tình của xã hội.
Công tác thanh tra giáo dục, trong đó có thanh tra chuyên môn là một nhiệm vụ chính yếu và quan trọng hàng đẩu của công tác quản lý để đảm bảo chất lượng dạy và học, chưa được quan tâm đúng mức về xây dựng lực lượng cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, từ đó đề xuất xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý một cách có hiệu quả nhất.
5. Một số vấn đề cụ thể
Chưa bao giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội đề cập đến giáo dục nhiều như hiện nay, khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến 3 vấn đề, đó là sự gian dối trong học tập, việc dạy thêm và học thêm tràn lan, thi cử nặng nề.
a. Về gian dối trong học tập
Trong những năm gần đây, sự gian dối trong học tập ngày càng gia tăng, ở các lớp trên xảy ra nặng và nhiều hơn lớp dưới, ở người lớn nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên. Sự gian dối tuy chủ ở một bộ phận người học nhưng lại có tính phổ biến mà địa phương nào cũng có, từ giáo dục chính quy, tại chức đến giáo dục thường xuyên đều xảy ra. Các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quya cóp, mua bán sử dụng phao thi... trước đây rất út và người học cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện thì bây giờ không ít người học coi đó là chuyện bình thường. Cha mẹ mua bằng cho mình thì việc mua điểm cho con là dễ hiểu. Nhưng hậu quả của việc làm đó lại làm cho các em học sinh trong lớp nhận ra sự bất công do người lớn mang lại, niềm tin của các em vào cha mẹ, thầy cô bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của các em đến mức nào thật khó lường.
Khi có chủ trương tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, đã dấy lên một phong trào học tập trong cán bộ, công chức, trong lực lượng lao động trẻ. Nhưng rất đáng tiếc, có một bộ phận người lớn đi học với động cơ không đúng đắn, không học tập nghiêm túc, chỉ cần có một tấm bằng mà không quan tâm đến kiến thức. Vì vậy, tình hình học giả bằng thật, hiện tượng sao chép luận văn thạc sĩ, tiến sĩ xảy ra không phải ít.
Trong lịch sử giáo dục nước nhà, chưa bao giờ các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo xung quanh các trường đại học như hiện nay. Những tiêu cực của người học, đứng về mặt giá trị kinh tế thì không lớn và không đáng kể so với tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế nhưng sự tổn thất về đạo đức xã hội, phẩm chất con người thì vô cùng nghiêm trọng và hậu quả của nó làm mất đi niềm tin và sự tôn trọng của lớp trẻ đối với các bậc làm cha mẹ, đàn anh của mình mà họ thường ngưỡng mộ noi theo...
Nguyên nhân của hiện tượng trên đây có thể là do chúng ta đãkhông dự báo được và, vì vậy đã khôngcó được chiến lược và định hướng tưu tưởng về giá trị để phòng ngừa sự suy thoái đạo đức của con người ngay từ khi nước ta quyết đĩnhây dựng nền kinh tế mở và áp dụngcơ chế thị trường trong kinh tế. Việc tuyển chọn, sử dụng người chưa chú trọng vào năng lực, triìnhđộ thựuc tế mà còn nặng về bằngcấp, điều này đã tác động xấu đến việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn của người học. Ngoài ra, nguyên nhân còn từ sự buông lỏng quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục, sự tiêu cực, không nghiêm túc của một số cán bộ, thầy cô giáo, sự làm ngơ của cán bộ lãnh đạo các nhà trường và cơ sở giáo dục. Đây là những vấn đề gây bất bình, nhức nhối trong xã hội.
Thời gian gần đay, Bộ GD - ĐT đã tiến hành thanh tra việc cấp văn bằng nhưng cũng chỉ mới giải quyết được một số trường hợp và cũng chưa tạo ra được sự chuyển biến cơ bản của tình hình. Uỷ ban chúng tôi đề nghị, cần tiếp tục giải quyết vấn đề này bắt đầu từ nhà trường, từ các cơ quan quản lý giáo dục, từ các thầy, cô giáo đến người học, cơ quan có người đi học, đặc biệt trong công tác sử dụng, đề bạt, tuyển dụng công chức và cả trong dư luận xã hội cần thống nhất thái độ xử lý nghiêm túc các hiện tượng này để nhanh chóng khôi phục lại sự trong sáng, tôn nghiêm của học đường.
b. Hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan
Dạy thêm, học thêm với ý nghĩa là bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu là nhu cầu tự thân của việc dạy và học trong nhà trường và nhà trường có trách nhiệm tổ chức việc dạy thêm cho học sinh thuộc đối tượng này.
Ngày nay, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu của một số ít phụ huynh học sinh vì nhiều lý do đã mời thầy, cô giáo đến dạy thêm cho con mình, đây là quyền của các bậc cha mẹ và việc dạy hay không dạy là quyền của thầy, cô giáo.
Vấn đề đáng bàn ở đây là việc dạy thêm, học thêm tràn lan, cả lớp phải học, buộc cha mẹ phải chấp nhận, cùng với các hiện tượng tiêu cực như có học thêm thì mới làm tốt được bài kiểm tra, có học thêm thì mới được thầy, cô giáo quan tâm nâng đỡ. Xét về giá trị tiền bạc của giáo viên thu được thì không lớn, hơn nữa, để có được thu nhập này thì giáo viên cũng phải bỏ sức lao động. Nhưng, xét về ý nghĩa giáo dục đối với học sinh và tình cảm của học sinh đối với giáo viên, luôn coi giáo viên là tấm gương để noi theo, thậm chí để lại những ấn tượng tốt đẹp trong suốt cuộc đời thì đây là việc làm cần chấm dứt để học sinh không bị quá mệt mỏi và môi trường sư phạm của trường học cần trở lại trong lành.
Thực ra, việc dạy thêm, học thêm tràn lan chỉ gay gắt ở thành phố, thị trấn, thị xã vì lương của giáo viên không đủ sống với mức sống khiêm tốn. Để giải quyết được vấn đề này, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Trước hết, vấn đề quan trọng là phải nâng cao sự tự giác, tự trọng của bộ phận giáo viên này, đồng thời, tích cực triển khai Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, ngày 16/01/2002 của Chính phủ để có thể trả lương cho giáo viên tăng lên từ 2 đến 2,5 lần lương quy định và có chính sách giải quyết nhà ở cho giáo viên nhất là ở đô thị, cho phép UBND các tỉnh có quyền bổ sung nguồn thu nhập cho giáo viên bằng ngân sách của địa phương mình để về cơ bản, giáo viên có đời sống ở mức trung bình khá so với cộng đồng dân cư sẽ là cơ sở thực tế để yêu cầu giáo viên chấm dứt việc dạy thêm tràn lan bắt buộc và tạo cơ sở cho hiệu trưởng quản lý, xử lý dứt điểm những hiện tượng này và chắc chắn sẽ được giáo viên chấp nhận, cha mẹ học sinh và xã hội đồng tình. Mặt khác, việc chỉ đạo ra đề thi sát với chương trình học, hướng vào kiểm tra kiến thức cơ bản sẽ là biện pháp hữu hiệu, khắc phục việc dạy thêm, học thêm tràn lan, sẽ làm thay đổi tâm lý xã hội và học sinh chỉ cần chăm học, nắm vững chương trình học ở nhà trường sẽ được khắc phục nếu tổ chức học hai buổi/ngày đối với giáo dục phổ thông.
Sự gian dối trong dạy và học, việc dạy thêm tràn lan không vì yêu cầu của giáo dục nêu trên đã tác động rất xấu đến chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh.
c- Công tác tổ chức thi cử nặng nề, chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục
Công tác tổ chức thi cử nặng nề, tốn kém, thiếu nghiêm túc và chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Các kỳ thi nếu thực hiện tốt, đúng với yêu cầu thi có tác dụng tốt cho việc dạy và học. Tuy nhiên, do công tác tổ chức thực hiện không đúng với mục tiêu đặt ra đã làm cho các kỳ thi trở thành nặng nề, tốn kém, thậm chí gây ra các tiêu chực, phản tác dụng, gây tâm lý căng thẳng cho học sinh và cha mẹ học sinh. Ở giáo dục phổ thông, một số môn học (như Mỹ thuật, Thủ công, Âm nhạc.v.v…) đáng ra chỉ đặt yêu cầu dạy cho học sinh những hiểu biết cơ bản, biết cảm nhận cái đẹp chứ không phải để đào tạo tất cả thành hoạ sĩ, nhạc sĩ, thợ thủ công…. nhưng lại tổ chức cho điểm, đánh giá rất nặng nề làm cho học sinh và gia đình tốn nhiều thời gian, sức lực vào những việc đó. Theo chúng tôi, trong đổi mới lần này, không đặt vấn đề cho điểm đối với các môn học này là phù hợp. Cũng nên nghiên cứu chuyển đổi một phần nội dung chương trình giáo dục thể chất, các môn năng khiếu sang hoạt động ngoại khóa. Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới tổ chức các kỳ thi THPT, tuyển sinh ĐH theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm.
Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong các kỳ thi là còn do việc chạy theo thành tích quá nặng nề đã ăn sâu trong ngành giáo dục và lan sang cả lãnh đạo chính quyền các cấp, cả cha mẹ học sinh; là do buông lỏng quản lý và chạy theo danh lợi của người học.
III VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ KIẾN NGHỊ NÊU TRONG BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ
Về cơ bản Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tán thành với một số nhiệm vủtọng tâm và kiến nghị nêu trong báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, Ủy ban chúng tôi lưu ý một số vấn đề sau:
1-Về việc mở rộng quy mô giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp
Trong báo cáo (trang 15) có đề cập đến việc mở rộng quy mô giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp nhưng không đưa ra các giải pháp cụ thể về các điều kiện để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, trong hệ thống giáo dục của nước ta đang thực hiện các chương trình đào tạo như sau: Đào tạo ĐH là tốt nghiệp THPT+4 năm (ngành y tới 6 năm); CĐ là tốt nghiệp THPT + 3 năm; THCN là tốt nghiệp THPT+2 năm. Trong báo cáo của Chính phủ có đưa ra chủ trương xây dựng chương trình đào tạo ĐH ngắn hạn. Đề nghị cần làm rõ đây là chương trình như thế nào và cũng cần cân nhắc kỹ khi đưa ra những chương trình như thế này.
Trong một thời gian dài, giáo dục nghề nghiệp không được quan tâm đúng mức nên rất mất cân đối trong phát triên giữa giáo dục THCN và dạy nghề dài hạn với giáo dục THPT và giáo dục ĐH, do đó dẫn đến tình trạng học sinh chỉ dồn vào một con đường là học lên THPT để vào ĐH và tạo ra tình hình căn thẳng trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH cũng như THPT. Dù có tăng quy mô phát triển ĐH thì cũng chỉ tiếp nhận được một phần không lớn học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm, còn hàng triệu thanh thiếu niên tốt nghiệp THPT và THCS không có nơi để hoc nghê vì giáo dục nghề nghiệp quy mô qúa bé, hàng năm chỉ tiếp nhận được vài trăm nghìn. Giáo dục nghề nghiệp có vị trí quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược là đào tạo cho thanh thiếu niên có một nghề để bước vào lao động xã hôi. Đây cũng là nguyện vọng của đại bộ phận dân cư. Phát triển giáo dụcTHCN và dạy nghề dài hạn còn là điều kiện để phân luồng học sinh sau THCS bởi vì, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải điều chỉnh quan điểm phát triển giáo dục là không chỉ tập trung theo hướng hàn lâm mà học sinh phải được phân luồng theo hướng đào tạo nhân lực kỹ thuật. Theo quan điểm này, ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Cộng hoà liên bang Đức đã thực hiện phân luồng học sinh sau THCS theo hướng khoảng 50% đi vào các trường nghề và 50% đi vào các trường trung học phổ thông.
Đồng thời, càn có chính sách để thực hiện liên thông trong hệ thống giáo dục, đó là, đối với học sinh tốt nghiệp các trường nghề dài hạn, trường trung cấp chuyên nghiệp sau khi ra lao động một thời gian nếu muốn đi học CĐ, ĐH cùng ngành nghề đã được đào tạo trước đó thì không phải thi và thời gian học được rút ngắn; việc xây dựng chương trình các cấp, bậc học phải đảm bảo yêu cầu liên thông. Điều chỉnh hệ thống giáo dục theo hướng này sẽ mở ra nhiều con đường để học sinh lựa chọn đến với trường ĐH phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình và cũng chính là tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời.
2. Vấn đề xã hội hóa giáo dục
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện xã hội hóa giáo dục dưới hình thức huy đồng sự đóng góp của cộng đồng dân cư xây dựng trường học, thu một phần học phí ở các trường công và mở các trường dân lập, tư thục.
Ủy ban chúng tôi tán thành với báo cáo của Chính phủ là cần tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề ngoài công lập bằng cách cho vay vốn ưu đãi, cấp đất hoặc cho thuê đất dài hạn để xây dựng trường, cấp kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháơ của nhà đầu tư góp vốn xây dựng trường…để phát triển mạnh các trường ngoài công lập.
Trong báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến việc đổi mới quan niệm về học phí, học bổng “Trong năm 2005, xây dựng và ban hành chính sách học phí và học bổng. Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước nhằm thực hiện chính sách xã hội và các mục tiêu ưu tiên, về nguyên tắc, học phí phải được tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Đồng thời, sẽ điều chỉnh mức học bổng và mức trợ cấp xã hội để con em các gia đình nghèo, diện chính sách và học sinh, sinh viên xuất sắc có điều kiện học tập tốt hơn”. Nội dung này cũng được đưa vào phần kiến nghị với Quốc hội: “Ban hành chính sách mới về học phí, học bổng áp dụng từ năm học 2005-2006, trong đó cho phép tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo vào học phí. Đồng thời, Nhà nước tiếp tục có chính sách ưu tiên, hỗ trợ để cho con em các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình nghèo và học sinh xuất sắc có điều kiện học tập tốt hơn”.
Ủy ban chúng tôi cho rằng, đổi mới theo hướng này không thể hiện được vai trò đầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Hơn nữa, nếu quy định học phí của người học đóng góp phải đảm bảo đủ chi phí đào tạo thì sẽ tăng đến mức nào so với mức học phí hiện nay và khả năng đóng góp của đại bộ phận người học có chấp nhận được không trong khi mức sống của nhân dân ta nói chung rất thấp. Vấn đề này cần được cân nhắc và tính toán cụ thể và khả thi.
Về vấn đề này,Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đối với các trường công lập, Nhà nước đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất, trường, lớp, cung cấp các thiết bị cơ bản, xây dựng các phòng thí nghiệm, đảm bảo các phương tiện phục vụ cho dạy và học, nghiên cứu khoa học. Đối với chi thường xuyên, cần đổi mới cơ chế quản lý theo hướng áp dụng phương pháp hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí giáo dục của một nhà trường, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân cư để quy định mức học phí, còn thiếu bao nhiêu ngân sách Nhà nước phải bảo đảm đủ các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
Nhà nước cần cố gắng thực hiện chính sách không thu học phí đối với giáo dục phổ cập 9 năm vì đây là yêu cầu nâng cao dân trí và cũng là đảm bảo sự công bằng trong giáo dục cho lứa tuổi thanh, thiếu nhi. Việc thu học phí nên bắt đầu từ cấp THPT, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH.
Hiện nay, nhiều trường đã phải đặt ra các khoản thu khác như tiền vệ sinh môi trường, bảo về, tăng cường ánh sáng, tiền giữ xe...Ủy ban chung tôi đề nghị, tất cả các khoản chi này cần quy định thành một khoản, đó là học phí, để thuận tiện cho công tác quản lý và không gây phiền hà cho người học.
Trong những năm qua, việc huy động nhân dân đóng góp xây dựng trường sở ở nông thôn thường kéo dài 3-4 năm nhưng nguồn thu được chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số kinh phí xây dựng trường, phần còn lại là do chính quyền cấp xã huy động từ các nguồn thu khác, nhưng ở nhiều nơi hiện nay rất khó khăn nên đã dẫn đến việc nợ đọng trong xây dựngc ơ bản. Do đó, Uỷ ban chúng tôi đề nghị không đặt vấn đề thu theo đầu học sinh hoặc hộ gia đình đónggóp xây dưngj trường sở ở cấp xã. Việc xây dựng trường sở ở các cấp học cần được đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản ở cấp tỉnh, do ngân sách Trung ương và địa phương cùng đảm bảo.
Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách và ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
3. Về chi ngân sách cho giáo dục
Trong báo cáo của Chính phủ có đề nghị tăng ngân sách cho giáo dụckhông dưới 18% vào năm 2005, vấn đề này đã được đưa vào dự kiến phân bổ ngân sách năm 2005 trình Quốc hội tại kỳ họp này,đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn. Trong giai đoạn 5 năm từ 19998 – 2004, tỷ lệ ngan sách chi cho giáo dục tăng ình quân là 0,56%/năm (năm 1998 là 13,7%, năm 2004 là 17,1% tổng chi ngân sách nhà nước). Theo đề nghị của Chính phủ thì ngân sách chi cho giáo dục đến năm 2010 không dưới 20% tổng chi ngân sách nhà nước, như vậy,tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục từu năm 2005 đến năm 2010 tăng 2%, nghĩa là, tỷ lệ tăng trung bình hàngnăm là 0,4%/năm, thấp hơn giai đoạn 5 năm trước đây. Đề nghị Chính phủ cân nhắc về đề nghị này, vì trong giai đoạn tới yêu cầu phát triển giáo dục nagỳ càng cao hơn. Uỷ ban chúng tôi cho rằng, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trung bình hàng năm từ năy đến 2010 ít nhất cũng phải bảo đảm mức tăng tỷ lệ từu 0,8%- 1%/năm để có thể thực hiện được việc chuẩn hoá và từng bước hiện đạihoá giáo dục nước nhà.
IV - NHỮNG KIẾN NGHỊ
Uỷ ban Vănhoá Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có một số kiến nghị sau:
1- Xây dựng chiến lược giáo dục dài hạn từ 20 đến 30 năm
GD là ngành đào tạo con người không như kinh tế có thể xây dựng chiến lược đến 10 năm, mà phải có tác dụng ít nhất cho một thế hệ, hơn nữa giáo dục phải dự báo được tương lai xa hơn kinh tế, phải đi trước và cần phảiđón đầu sự phát triển kinh tế-xã hội để chuẩn bị nguồn nhân lực. Theo ý kiến đóng góp của một số nhà koa học công tác trong lĩnh vực giáo dục thì nên xây dựng chiến lươc giáo dục đến năm 2020 hoặc tốt nhất là đến năm 2030 ngay từ bây giờ. Để thựchiện việc này nên lựa chọn mộthóm chuyên gia gồm nhữngnhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý lâu năm trong ngành và ngoài ngành am hiểu giáo dục, hiểu biết lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ, có khả năng tổng kết thực tiễn, đồng thời có trình độ để nghiên cứu, lựa chọn những kinh nghiệm, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý giáo dụccủa các nước phát triển trên thế giới, áp dụng cho GD Việt Nam, dưới sự chủ trì của một trongcác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bản chiến lược phải đưa ra được hệ thống những quan điểm đổi mới giáo cục, những mục tiêu và các giải pháp khả thi để xây dựng nền giáo dục nước ta trở thành một nền giáo dục hiện đại đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội, tiếp cận nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế. Việc này cần được đầu tư về các điều kiện và với trình độ cán bộ của chúng ta hiện có, với kinhnghiệm của giáo dục nước ta và kinh nghiệmc ủa nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc hiện đại hoá, với sự tập trung sức lực, trí tuệ thì việc xây dựng một chiến lược giáo dcụ của đất nước cho 20, 30 năm sau để tạo một diện mạo mới cho nền giáo dcụ nước nhà trong tương lai là khả thi.
2. Đầu tư cho giáo dục đại học để nhanh chóng tiếp cận với giáo dục đại học thế giới
Để giáo dục đại học nước ta tiếp cận nhanh hơn tới trình độ đào tạo quốc tế, có thể lựa họn từ 3 -5 trường đại học có điều kiện tương đối tốt để đầu tư tập trung nhằm hiện đai hoá nhà trường để sau 5 - 10 năm các trường này có thể trở thành những trường đào tạo chất lượng cao ngang tầm với các trường với các trường đại học của khu vực và thế giới và đó cũng là những mẫu hình để các trường đại học khác phấn đấu. Đồng thời, tạo điều kiện để các trường đại học mở rộng hợp tác quốc tế, liên danh, liên kết đào tạo, trao đổi học thuật, giảng viên, sinh viên và nghiên cứu áp dụng một số chương trình của các môn khoa học tự nhiên, côngnghệ của một số trường đại học danh tiếng trên thế giới để tổ chức đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam mà nước ta có nhu cầu.
3- Điều chỉnh phương án phân ban trung học phổ thông
Đối với cấp THPT, Quốc hội đã đồng ý dãn tiến độ triển khai thay sách giáo khoa chậm lại 2 năm để Bộ GD - ĐT có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn việc phân ban ở cấp THPT. Phương án phân ban hiện nay chia thành 2 ban khoa học xã hội và khoa học tự nhiên với mức độ chênh lệch 20% kiến thức. Hiện nay, khi triển khai thí điểm sách giáo khoa lớp 10, số học sinh vào ban khoa học xã hội rất thấp, có trường chỉ khoảng 10%; như vậy việc phân ban không có ý nghĩa thựuc tiễn. Uỷ ban Văn hoá Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để điều chỉnh phương án phân ban đang thí điểm hiện nay. Ở nhiều nước khi đã thựuc hiện phân hoá, thường thực hiện theo phương án tự chọn, cụ thể là xây dựng nhiều chương trình học, trong đó tất cả học sinh đều phải học một số môn học cơ bản (khoảng 6-7 môn như ngoại ngữ, ngôn ngữ, toán, lịch sử...) và bắt buộc học sinh tự chọn khoảng 3-4 môn khác theo nguyện vọng và phục vụ cho việc lựa chọn nghề sau này, một số môn học còn lại thì học sinh hoàn toàn tự do có thể học hoặc không học. Phươngán thứu hai là xác định một chương trình chuẩn tối thiểu cho mọi học sinh trong cả nước và có thể kết thúc ở lớp 11 hoặc đầu lớp 12 và xây dựng một số giáo trình và mỗi học sinhcó thể chọn 3-4 giáo trình bắt buộcphù hợp với khả năng và việc chọn ngành thi vào đại học hoặc các trường trung học chuyện nghiệp, dạy nghề. VIệc ohân ban theo chương trình tự chọn là phương án mềm đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp đa dạng của học sinh. Một số nước thực hiện phương án phân ban sâu hiện nay có xu hướng chuyển theo hướng này. Một số nhà khoa học, nhà giáo am hiểu lĩnh vực này cũng cho rằng nên xem xét điều chỉnh vì phương án phân ban đang thí điểm hiện nay không phải là phương án tiến bộ.
4- Về chính sách cử tuyển đào tạo đại học
Thực hiện chính sách cử tuyển đối với học sinh của các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hôij đặc biệt khó khăn, trong 5 năm qua đã cử được 4.284 học sinh đi học đại học, đạt trên 86% kế hoạch. Tuy nhiên, còn 9 dân tộcít người không tuyển được do không có học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị Chính phủ co tuyển các học sinh thuộc các dân tộc này vào học tập trung ở các trường dân tộc nội trú của Trung ương hoặc của tỉnh để học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông từ đó tuyển các em đi học đại học hoặc trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Việc đào tạo cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, có thể tuyển học sinh của các dân tộc sinh sống ở vùng này theo nguyên tắc sau khi tốt nghiệp phải về công tác tại nơi đã cử đi học. Cũng nên có chính sách quy định, sau khi công tác theo yêu cầu bao nhiêu năm thì được chuyển vùng và tự lo chỗ làm việc nếu có nhu cầu.
Việc phân bổ chỉ tiêu cử tuyển cần thống nhất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng này, nhìn chung nên tập trung vào các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục...
5- Đào tạo nguồn lực phục vụ xuất khẩu lao động
Cơ cấu dân số nước ta rất trẻ, dân ta có truyền thống hiếu học, song khả năng tiếp nhận lao động được đào tạo của nền kinh tế nước ta còn hạn chế, trong khi nhiều nước trên thế giới đang có nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao. Vì vây, UỶ ban Văn hoá Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị Chính phủ giao cho ngành giáo dục mục tiêu đào tạo nguồn nhana lực phục vụ xuất khẩu lao động và coi đay là một chính sách lớn, lâu dài của Nhà nước.
6- Đổi mới công tác quản lý giáo dục
Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục phải được coi là yếu tố quyết định sự đổi mới giáo dục nước ta hiện nay. Trước hết cần sớm hoàn thiện sự phân cấp quản lý giáo dục theo hướng cấo Trung ương tập trung vào xây dựngcơ chế, chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn ban pháp luật, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm địnhc hất lượng giáo dục; các bộ chủ quản, chính quyền dịa phương bảo đảm các điều kiện cho giáo dục như đảm bảo tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên, quyết định những chính sách của địa phương để phát triển giáo dục; tăng quyền tựu chủ cho nhà trường trong tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng.
Trên đây là bản Báo cáo thẩm tra của UỶ ban Văn hoá Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục, kính trình Quốc hội.
T/M.UỶ BAN VĂN HOÁ THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG
Chủ nhiệm
VietNamNet cũng đã PV một số ĐBQH nhận xét về nội dung báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, trong đó có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và GS Đặng Hữu, mời bạn đọc theo dõi.
|