,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
174517
Giáo dục Việt Nam đạt được gì vào năm 2015?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Giáo dục Việt Nam đạt được gì vào năm 2015?

Cập nhật lúc 17:44, Thứ Hai, 29/12/2003 (GMT+7)
,
Còn nhiều trẻ em chưa được đến trường.

(VietNamNet) - Theo nhận định của đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, nền giáo dục Việt Nam đi sau các nước trong khu vực Đông Nam Á đến 14 năm (ở thời điểm năm 1989). Trong khi đó các nước đã có một nền giáo dục phát triển hiện đại. Đến năm 2015, nền giáo dục mới đạt được tiến bộ đáng kể.

 

Hãy một lần xuôi về miền quê của đất nước, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi phải chứng kiến những nam thanh nữ tú, kể cả những bậc cao niên, với trình độ chưa qua cấp tiểu học; họ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cầu mong vụ mùa bằng sự mảy may từ thiên nhiên ban tặng! Bởi họ chưa được trang bị những kiến thức tối cần thiết về kỹ thuật để vận dụng những phương tiện khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Rồi những trẻ thơ thất học, suốt ngày lấm lem bùn đất, biết vui với niềm vui bắt tép mò ốc, phụ giúp cha mẹ!... Việt Nam còn khoảng 15% trẻ trong độ tuổi học tiểu học chưa được đến trường, chưa phổ cập được giáo dục tiểu học. Đến bao giờ giáo dục mới vặn mình đưa xã hội đi lên?

 

Hội nhập và thích ứng - thách thức lớn của giáo dục

 

Và dù muốn hay không muốn, Việt Nam được đặt trong xu hướng “hội nhập và thích ứng giáo dục” của thế giới đã  đặt ra những thách thức lớn cho mỗi đất nước.

 

Hơn bao giờ hết, sự cần thiết phải phát triển một lực lượng lao động có khả năng nắm bắt những công nghệ và hình thái tổ chức phức tạp, phục vụ cho nền kinh tế và khu vực nhà nước cũng như khả năng bắt kịp với sự tiến bộ và thay đổi mang tính chất toàn cầu.

 

Trẻ em phải đi bán vé số kiếm sống.

Trong khi đó, sự chuyển dịch theo then chốt từ lượng sang chất trong giáo dục, đòi hỏi những cải tiến đáng kể về nội dung giáo dục, phương pháp tiếp cận sư phạm, kết quả học tập, hệ thống khảo thí, thái  độ dạy và học cũng như hệ thống quản lý giáo dục.

 

Cần thiết phải huy động tất cả trẻ em thiệt thòi đến trường và từ đó giúp trẻ em hoà nhập vào một xã hội hiện đại, điều này đòi hỏi nhiều cách tiếp cận khác nhau và phức tạp hơn những cách tiếp cận đã từng sử dụng từ trước đến nay cho hầu hết các đối tượng trong độ tuổi đến trường.

 

Sự xuất hiện dần dần và tất yếu của một chu kỳ giáo dục cơ bản cho mọi người liên tục trong 9 năm (từ cấp tiểu học đến hết trung học cơ sở). Sự thay đổi về nhân khẩu học, ảnh hưởng đến các đối tượng trong độ tuổi đến trường, dẫn đến việc phải thực hiện những nhiệm vụ lớn về mặt tổ chức mang tính xã hội liên quan đến bố trí lại giáo viên và cơ sở hạ tầng.

 

Những hoạt động nội lực trong quá trình phân cấp đòi hỏi phải có sự thay đổi sâu sắc trong mô hình trách nhiệm - quyền lực - trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp trong quản lý ngành giáo dục và tăng cường quyền lực hơn nữa cho chính quyền địa phương.

 

5 mục tiêu phải đạt về  giáo dục cho mọi người

 

Từ cuối năm 2001 đến nay, Bộ GD-ĐT, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO đã hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người (GDCMN) 2003 - 2015”. Kế hoạch này đã được Chính phủ phê duyệt, thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam tại diễn đàn Dakar về việc xây dựng một kế hoạch hành động có chất lượng cao, có tính hiện thực và khả thi. Đáng chú ý là là kế hoạch hành động dự đoán được khả năng huy động các nguồn lực của Nhà nước, nhân dân cũng như sự hỗ trợ quốc tế để đạt được các mục tiêu về GDCMN.

 

Và chiến lược GDCMN ở Việt Nam phải đạt đến 5 mục tiêu: chuyển từ lượng sang chất; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; tạo cơ hội học tập suốt đời; huy động sự tham gia đầy đủ của cộng động - mọi người vì giáo dục; đảm bảo quản lý hiệu quả và sử dụng nguồn lực tốt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều mà mọi người cùng nhìn nhận, quá trình triển khai thực hiện kế hoạch trên sẽ dần dần thay đổi trong cách thức quản lý hệ thống giáo dục, đây là điều kiện cần thiết và quan trọng để giải quyết mọi thách thức lớn lao khác.

 

Năm 2015, hệ thống giáo dục Việt Nam đạt tiến bộ đáng kể 

 

Học sinh tiểu học thuộc vùng sâu, tỉnh Đồng Nai.

Khi đó, tất cả trẻ em sẽ được thụ hưởng chương trình tiền học đường một năm, chuẩn bị cho các em vào lớp 1 ở bậc tiểu học. Sẽ đạt được phổ cập giáo dục cơ bản trong 9 năm học; tất cả trẻ em trong độ tuổi 6 đều vào học lớp 1, đều được thụ hưởng chu trình giáo dục cơ bản đầy đủ 9 năm. Đặc biệt, hầu hết học sinh bỏ học bậc tiểu học và 90% học sinh bỏ học bậc trung học cơ sở được tái hòa nhập vào các chương trình giáo dục chính quy.

 

Tất cả học sinh tiểu học sẽ được đi học miễn phí. Các chi phí thiết yếu như giáo viên, phòng học, sách giáo khoa và các tài liệu học tập cơ bản khác cũng được miễn phí. Song song đó, học sinh được học đầy đủ số giờ học trên lớp theo chương trình đạt chuẩn quốc tế là 900 giờ/ năm học, theo mức chất lượng cơ bản cho trường được nâng dần .

 

Tất cả các quận, huyện đều có các chương trình và cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho dạy và học về các kỹ năng sống. Chất lượng của quá trình dạy và học sẽ đạt mức chuẩn quốc tế hiện đại, thông qua cải tiến liên tục chương trình, thông qua các chương trình đào tạo giáo sinh, giáo viên tại chức trên quy mô lớn và việc áp dụng mức chất lượng học tối thiểu ở tất cả các trường.

 

Kết quả học tập sẽ phù hợp trực tiếp với nền kinh tế và xã hội hiện đại, vì vậy sẽ thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và xã hội của Việt Nam. Việc xử dụng nguồn lực sẽ đạt được mức cao hiệu quả về mặt chi phí. Trong khi đó, cách quản lý giáo dục (quản lý chính sách, quản lý sư phạm, quản lý tài chính, quản lý hành chính…) sẽ có những quy trình, cơ cấu hiện đại và được phân cấp.

  • Cam Lu - Trương Hiệu
,
,