221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
492168
Môn Sử: Đề hay, đáp án... dở!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Môn Sử: Đề hay, đáp án... dở!
,

(VietNamNet) - Đề yêu cầu phân tích, chứng minh. Đáp án chỉ... liệt kê. Trường ĐHSP Hà Nội đã chấm xong, song ĐHSP TP.HCM kiến nghị điều chỉnh đáp án. Bộ xử lý thế nào?

Đề thi yêu cầu cao nơi thí sinh, song đáp án lại chỉ là... liệt kê, thí sinh sẽ phản ứng sao đây?

Mặc dù nhiều trường đã chấm xong môn Lịch sử của khối C kỳ thi ĐH 2004, nhưng đây lại là môn có nhiều ý kiến nhận xét: Đáp án chưa thật sự chính xác, trong khi thang điểm lại quá “chặt”. Điều đáng nói hơn cả là đề ra đã đảm bảo yêu cầu "thí sinh phải biết phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức" nhưng đáp án lại không thể hiện được xu hướng cải tiến này.

Trong quá trình chấm thi, nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử của các trường ĐH đã khá bất ngờ với đáp án của đề thi, cụ thể là hai câu số 1 (2 điểm) và  câu số 2 (5 điểm).

Câu số 1: Anh (chị) hãy phân tích những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám (1945).

Câu số 2: "Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

(Đáp án có thể xem chi tiết ở đây)

Cô Nguyễn Thị Côi, cán bộ chấm thi nhiều năm của trường ĐH Sư phạm Hà Nội phân tích: Câu số 1 yêu cầu thí sinh “phân tích bài học của Cách mạng Tháng Tám” nhưng đáp án chỉ liệt kê ba bài học (liệt kê đúng hai bài học đầu, mỗi ý được 0,75 điểm, bài học thứ ba được 0,5 điểm). Hơn thế nữa, trong ba bài học lại thiếu bài học “chớp thời cơ” mà bất kỳ giáo viên dạy Lịch sử nào cũng không thể bỏ qua. Nhiều thí sinh hoặc là liệt kê tỉ mỉ thêm nhiều bài học (bên cạnh ba ý của đáp án), hoặc phân tích cẩn thận sẽ thành "thừa" vì chiếu theo đáp án thì chỉ cần kể ra ba ý là đủ điểm tuyệt đối.

Thầy Dương Văn Huề, tổ trưởng Tổ chấm thi môn Lịch sử, trường ĐH Sư phạm TP.HCM phân tích thêm: Câu 2 yêu cầu “làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp qua ba sự kiện quan trọng…” nhưng đáp án chỉ nêu ba sự kiện như sách giáo khoa mà không hề có động thái làm “sáng tỏ”. Những thí sinh cất công "làm sáng tỏ" như yêu cầu của đề bài cũng chỉ được hưởng mức điểm như bài của thí sinh làm đúng, đủ việc liệt kê ba sự kiện!

Đáp án này vô hình trung làm giản lược đề thi (được đánh giá là hay) và “mâu thuẫn” với yêu cầu ra đề thi ĐH là tránh học thuộc, học vẹt mà phải biết phân tích, suy luận - một chủ trương cải tiến tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đang nỗ lực thực hiện trong những năm gần đây.

Hiện nay, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chấm xong bài thi môn Lịch sử. Còn Hội đồng Tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã có kiến nghị tới Ban chỉ đạo Tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 của Bộ GD-ĐT đề nghị hướng dẫn chấm lại bài thi môn này.

Ngày 23/7, tổ trưởng Tổ ra đề và đáp án môn Lịch sử khối C đã có công văn giải thích gửi đến Ban chỉ đạo Tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 và Ban đã gửi tới trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Chúng tôi đã liên hệ với vị giáo sư phụ trách để rộng đường dư luận, tuy nhiên ông cho biết đang rất bận rộn vì đây là thời gian chấm thi.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay: Bộ chủ trương không thay đổi đáp án của môn Lịch sử, và hiện nay các trường đã gần như chấm xong! 

Trong số hơn 60 đơn vị tổ chức thi khối B, C, D cho 457.000 thí sinh của đợt II, có khoảng 30 trường ĐH tổ chức thi khối C.

  • Hạ Anh 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,