Tân Vụ trưởng Vụ THPT Lê Quán Tần cho biết như vậy tại buổi tư vấn ôn thi trực tiếp qua cầu truyền hình internet sáng nay. Buổi tư vấn do Trung tâm Tin học (Bộ GD-ĐT) phối hợp với báo Thanh Niên tổ chức.
Theo ông Tần, không thể giới hạn đề cụ thể trong lớp 12. Không thể xác định được tỉ lệ giữa phần kiến thức học kì I và học kì II. Những phần cụ thể là ở trong chương trình và SGK lớp 12 nhưng để giải quyết những bài toán cụ thể thì đôi khi phải sử dụng những kiến thức từ những lớp dưới.
Làm đúng, khác đáp án, tính thế nào?
Đáp án đưa ra là những phương án cơ bản để giải quyết đề ra. Trong trường hợp thí sinh có cách giải khác mà kết quả đúng thì vẫn được điểm. Khi chấm thi, gặp những trường hợp này thì các giáo viên sẽ bàn bạc quyết định, bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tối đa cho học sinh.
Đối với các bài toán, nếu thí sinh có nhiều cách giải và đều viết vào trong bài làm. Nếu chỉ có một trong số những phương án đó chính xác thì vẫn được tính điểm tối đa.
Được mang vào phòng những gì?
Về nguyên tắc, những máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và bộ nhớ ngoài thì có thể mang vào. Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể. Riêng với máy Cassio, năm nay có thể sử dụng loại 570MS. Bảng tuần hoàn, At lát địa lí , bảng tính tang có thể đem vào phòng thi.
Học sinh cũng có thể sử dụng bút chì để vẽ nháp sau đó vẽ bút mực đè lên. Nhưng chỉ được sử dụng với các hình vẽ. Đối với các phần chữ viết, nếu viết bút chì trước rồi sau đó viết bút mực đè lên thì coi như là đánh dấu bài. Bài thi bị huỷ.
Môn Văn
Cục trưởng Cục Khảo thí Nguyễn An Ninh cho biết:
Đề thi tốt nghiệp mấy năm gần đây, cấu trúc thi tốt nghiệp là có 2 đề để học sinh lựa chọn. Và mỗi đề thường có hai câu ( câu 2 điểm+câu 8 điểm) hoặc ba câu (câu 2 điểm+2 điểm+ câu 6 điểm). Căn cứ đề lựa chọn đề thì nên xem xét sở trường của mình với câu nhiều điểm nhất. Nhiều em không đọc, đánh giá kĩ đề nên khi thấy những câu đầu tiên (thường là câu ít điểm) mình có thể làm được tốt là chọn luôn đề ấy. Nhưng câu nhiều điểm lại không làm được tốt nên kết quả không cao.
Học sinh phải nắm được sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả. Ngoài ra, các câu hỏi loại này cũng thường ra kiểm tra một khía cạnh. Ví dụ “Hoàn cảnh ra đời giúp cho em hiểu về tác phẩm như thế nào”, “Ý tưởng của Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”.
Lịch sử
Chỉ có hai phần là Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Thông thường đề thi chỉ khoảng 3 điểm cho sử thế giới. Các bài liên quan chặt chẽ với nhau theo một hệ thống. Nếu cứ đọc thuộc lòng từng bài thì rất khó. Phần lịch sử Việt Nam và thế giới trong lớp 12 chủ yếu là trong lịch sử hiện đại. Ví dụ, phần lịch sử thế giới chỉ từ năm 1945 đến nay, các em có thể chia thành hai giai đoạn chính từ 1945-1970 từ 1970 đến nay. Học sinh nắm được những nét cơ bản của giai đoạn lịch sử này, xác định những sự kiện tiêu biểu của các giai đoạn, sau đó đi vào chi tiết các sự kiện. Như vậy sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi.
Hoá học: Câu hỏi lí thuyết những lại ra theo kiểu vận dụng. Trên thực tế, phần lí thuyết môn hoá học thường ra theo kiểu vận dụng kiến thức để làm một bài tập nhỏ. Nhưng nhiều đề thi của Bộ vẫn có những câu hỏi kiểm tra lí thuyết trực tiếp (như trong đề thi năm trước).
Nhưng dù đề thi có kiểm tra hay không thì các thí sinh cần phải học thuộc những định nghĩa cơ bản trong sách giáo khoa. Vì phần lí thuyết trong đề thi Hoá chiếm đến 7 điểm. Tuy nhiên học các địa nghĩa không phải là học vẹt mà phải hiểu được những nội dung cơ bản của nó để vận dụng. Muốn dễ nhớ và hiểu được các định nghĩa thì khi học nên so sánh, ví dụ như rượi và ête. Đối với các thí sinh thi phổ thông không nên quá thiên về học các mẹo làm bài, hoặc các loại nâng cao như học sinh chuyên ban mà nên tập trung vào những dạng bài cơ bản như trong sách giáo khoa.
Trong đề bài đã yêu cầu như thế nào thì phải làm đủ. Vì giáo viên chấm tuân thủ theo barem đã qui định chi tiết đến 0,25 điểm. Vì vậy nếu đã qui định viết cả công thức phân tử và công thức cấu tạo thì phi viết cả.
Vật lí:
Thường đi thi môn vật lí như bài kiểm tra một tiết kéo dài (gấp 3 lần). Kiến thức vật lí lớp 12 khá nhiều, nên học sinh nắm được khá vất vả, đặc biệt là với những học sinh không học khối A. Nên học sinh cố nắm được những vấn đề cơ bản. Phần bài tập về điện và quang thì không năm nào không có.
Đối với các bài tập vật lí không nên để sai số quá lớn. Vì với những bài lớn (có nhiều phần nhỏ) thì kết quả tính toán bài này là dữ liệu cho bài kế tiếp. Nếu cứ áp dụng theo kiểu làm tròn thì đến đáp số cuối cùng có sai số quá lớn. Mà đơn vị đo trong môn vật lí rất phức tạp đến mm. Những giáo viên chấp thi chỉ chấp nhận sai số đến một lúc nào đó, người ta sẽ gạch từ câu có sai số quá lớn đi. Như vậy có thể các em có cách giả đúng nhưng kết quả sai nên bị thiệt điểm.
(Theo Thanh Niên)