221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
694935
Nguyện vọng 2 - Nguyện vọng "ảo"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Nguyện vọng 2 - Nguyện vọng 'ảo'?
,

 

Soạn: AM 517221 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giấc mơ giảng đường... không dễ thực hiện

Thí sinh trong nguồn tuyển (đạt điểm từ sàn trở lên) khá dồi dào, nhưng thực tế cơ hội trúng tuyển không nhiều. Lấy Hà Nội làm một ví dụ: Số thí sinh cần tuyển thêm theo NV2 của khu vực này chỉ là 2.624 trong khi nguồn tuyển (số thí sinh từ 15 điểm trở lên còn đứng ngoài cổng trường) là 25.622 (gấp khoảng 10 lần). 

Còn ở ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG HN. Trường này dành 20% chỉ tiêu để lấy thí sinh theo NV2. Nghe con số 20% có vẻ lớn nhưng thực chất, chỉ còn khoảng 220 chỗ thí sinh theo NV2. 

Tuy nhiên, hiện có khoảng 1.200 thí sinh đạt từ 19 điểm trở lên ở trường này có thể xếp hàng để chờ tuyển NV2. Trường này sẽ lấy NV2 từ trên xuống và có nghĩa là sẽ có khoảng non 1.000 thí sinh của chính trường đó lại rơi vào bi kịch trường thi lần thứ 2 (đó là chưa kể số lượng các thí sinh điểm cao (24-26 điểm) ở các trường ĐH khác như ĐHBK, ĐH Dược, ĐH Y khoa HN “đầu quân” vào NV2 của trường này. 

Nếu số thí sinh điểm cao ở các trường khác cũng ném hy vọng cuối cùng của giấc mơ ĐH vào trường này nữa thì tỷ lệ chọi còn cao hơn và như các nhà phân tích miêu tả “cuộc chiến” còn có hồi gay gắt hơn. 

Nhiều trường lạnh lùng với NV2 

“Chúng tôi không có chỗ cho NV2”, có thể dễ dàng nhận được những câu trả lời tương tự từ các trường ĐHBK, ĐHNT, ĐHNN, ĐHXD... 

Một trường như ĐH Thương mại HN vốn trước kia được dư luận xã hội đặt vào tốp 2 nay cũng “lạnh lùng” tuyên bố không nhận nguyện vọng 2 do nhiều nguyên nhân như: điểm chuẩn trường này nay đã được nâng cao, nhưng chủ yếu là trường này “kết” với thí sinh NV1 vì đó mới là số thí sinh “chung thuỷ” với trường mình đã chọn. Trước đây, theo thông tin từ chính trường này, khi Bộ GD-ĐT buộc các trường phải nhận 20% NV2 thì sau năm học thứ nhất, đã có ít nhất 10% thí sinh “ca bài tạm biệt chim én” để thi lại ĐH vào những trường mà họ ước muốn. 

ĐHDL Thăng Long là trường DL luôn dành nhiều chỉ tiêu cho NV2,3 (năm nay trường này lấy chuẩn khối A là 16,0 nên dành tới 90% chỉ tiêu để nhận NV2). Tin từ trường này cho  biết trường cũng phải gọi dôi thí sinh ra vì sau năm thứ nhất cũng có  khoảng 10 % thí sinh xin bảo lưu để đi thi lại ĐH khác. 

Nhìn chung, các ĐH tốp sau và các ĐHDL cũng ngại ngùng khi cực chẳng đã phải tuyển NV2. 

6,0 điểm vẫn có thể vào học đại học

Theo ông Đỗ Duy Dự, Thư ký Ban Chỉ đạo Tuyển sinh, với các trường đào tạo nhân lực cho địa phương như khu vực ĐBSCL có thể áp dụng điều 33 quy chế tuyển sinh.

Theo đó, các trường này được lấy chênh lệch giữa các khu vực không phải là 0,5 điểm mà là 1,0 điểm hoặc 1,5 điểm, nhưng không quá 2. Nếu trường nào tính kịch kim đến 2,0 điểm tức là từ mức khởi đầu 14,0 điểm có thể lấy thí sinh khu vực 2 là 12,0; khu vực 2 nông thôn là 10,0; khu vực 1 là 8,0 thì có thể lấy kịch nhất 6,0 điểm. Tuy nhiên, thông thường các trường chỉ lấy chênh lệch đến 1,5.

Chờ dân lập và các trường khu vực 

Các trường ĐH công lập như đã nói, dành rất ít chỉ tiêu cho NV2. Ở khu vực phía Bắc, thí sinh có thể trông chờ vào các ĐHDL là chủ yếu như: ĐHDL Thăng Long (900 chỉ tiêu), ĐHDL Phương Đông (400-500 chỉ tiêu), ĐHDL Quản trị Kinh doanh HN (1200) nếu không có ý định dùng các trường này làm bến đỗ tạm để chờ thi ĐH khác. 

Nếu các thí sinh sẵn sàng cho việc “di cư” vào  khu vực phía Nam (xin lường trước khó khăn về chỗ ở, giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn...) thì sẽ có rất nhiều trường ĐHDL đang chờ đón. 

Ngoài ra, có những trường ĐH khu vực đang chờ đón các bạn. Theo tính toán cơ học từ phía Bộ GD-ĐT, các trường đào tạo nhân lực cho địa phương có thể lấy “kịch kim” (theo khu vực, năm nay) là 6,0 điểm. 

Một nhà tuyển sinh ĐH tốp 3 cho rằng Bộ GD-ĐT đã giải quyết bài toán tuyển sinh một cách đầy lúng túng. 

Theo ông, năm nay, Bộ đã tránh việc dư luận đánh giá điểm thấp biểu hiện chất lượng thấp của phổ thông nên đã làm dễ đề thi, dẫn đến kết quả cao quá và một lần nữa lại... lúng túng khiến các trường đang được một phen phải gỡ rối.   

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,