,
221
5924
Bí kíp - Học
bikip-hoc
/giaoduc/tuyensinh/bikip-hoc/
939842
Đề trắc nghiệm Lý, Hoá: Không thể học "tủ"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Đề trắc nghiệm Lý, Hoá: Không thể học 'tủ'

Cập nhật lúc 07:03, Thứ Sáu, 01/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Kì thi tốt nghiệp năm 2007 này, lần đầu tiên các môn Vật lý, Hóa học được ra theo phương pháp trắc nghiệm. Đánh giá chung của các giáo viên và HS, đề thi đều bám sát chương trình, kiến thức phủ rộng. Đối với HS thành phố, đề thi vừa sức, thậm chí khá dễ nhưng nhiều HS nông thôn vẫn phải "đánh dấu bừa".

 

Thí sinh trao đổi bài sau buổi thi môn Vật lý chiều 30/5 tại hội đồng thi Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội. Ảnh: Nam Khánh
Thí sinh trao đổi bài sau buổi thi môn Vật lý chiều 30/5 tại hội đồng thi Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội. Ảnh: Nam Khánh
Cô Kim Anh (Giáo viên môn Hoá học, Trường THPT Thăng Long, Hà Nội): Sẽ không có nhiều điểm 10 tròn trịa

 

Đề thi vừa sức với HS nhưng những HS học “tủ” thì không thể làm được vì vùng kiến thức trải rộng toàn bộ chương trình. Nếu học đều, học đủ kiến thức trong sách giáo khoa thì HS trình độ trung bình hoàn toàn có thể được điểm 5.

 

Đề thi năm nay có thể phân loại giữa HS trung bình với HS khá, giỏi nhưng không thể phân loại HS khá với HS giỏi. Tuy nhiên, số HS giỏi xuất sắc đạt điểm 10 tròn trịa có lẽ cũng không nhiều.

 

So với đề thi thử của Sở GD-ĐT Hà Nội thì đề thi thật này dễ hơn vì ít câu rơi vào phần kiến thức không trọng tâm. Tuy nhiên, có câu hỏi về tơ được sản xuất từ xenlulôzơ có thể khiến nhiều HS lúng túng. Dù kiến thức đó có trong sách giáo khoa nhưng rất ít HS để ý tới.

 

Phần bài tập khá đơn giản, chỉ cần làm 1-2 phép tính là có kết quả ngay. Đề thi cũng có một số câu thực nghiệm nhưng cũng gắn với tính chất hoá học của từng chất. HS được thực hành theo đúng chương trình sách giáo khoa thì hoàn toàn có thể làm được.

 

Thầy Đoàn Công Thạo (Giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Hà Nội-Amsterdam, Hà Nội): Có câu phải băn khoăn

 

Đề thi phân bố kiến thức đều các chương và trải toàn bộ chương trình nên HS phải học rộng mới làm hết được bài.

 

Với HS không phải học khối A thì vẫn có thể có những câu bị “vấp” nhưng HS theo khối A sẽ thấy đề này dễ và hoàn toàn có thể đạt điểm 10 nếu ôn tập kỹ.

 

Nhìn chung, đề thi vừa sức HS và khẳng định quá trình “vượt ngưỡng”, đúng với tính chất một kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, với HS nông thôn, những vùng khó khăn thì vẫn có thể gặp khó khăn với đề này.

 

Có một câu tôi vẫn băn khoăn là câu hỏi về nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ vì tuỳ từng tình huống mà có thể có đáp án khác nhau.

 

Em Tào Khánh Huyền (HS Trường THPT bán công Lômônôxốp, Hà Nội): Lúng túng vì cách hỏi của đề

 

Theo em, cả hai môn trắc nghiệm là Vật lý và Hoá học đều vừa sức với một HS khối D như em. Môn Vật lý em sai 8 câu, môn Hoá em sai mất 10 câu.

 

Với đề thi trắc nghiệm, em không sợ các bài tính toán mà mất thời gian trả lời các câu lý thuyết nhiều hơn bởi vì cách hỏi của đề khiến em lúng túng. Nhiều câu em phải “lục lọi” hết kiến thức từ bài này sang bài khác mới trả lời được.

 

Riêng câu hỏi về tơ sản xuất từ xenlulozơ, đáp án là tơ visco quá lạ lẫm với em.

 

Em thích thi trắc nghiệm hơn dù từ khi các bài kiểm tra ở lớp ra theo hình thức trắc nghiệm, điểm của em thấp hơn.

 

Em đã xem đề thi tốt nghiệp Hoá năm ngoái và thở phào vì năm nay thi trắc nghiệm chứ làm đề tự luận của năm ngoái, chắc chắn em không đạt điểm trung bình.

 

Khảo sát nhanh với một số thí sinh không theo khối A tại Hà Nội, các em đều khẳng định đề thi vừa sức và hoàn toàn có thể đạt điểm 8-9. Tuy nhiên, chiều 30/5, sau buổi thi môn Vật lý, tại hội đồng thi Trường THPT dân lập Khoái Châu (Hưng Yên), nhiều thí sinh than đề quá khó, chỉ còn biết đánh dấu bừa.

  • Lan Hương (thực hiện)
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,