,
221
5922
Hướng Nghiệp
huongnghiep
/giaoduc/tuyensinh/huongnghiep/
776328
Nhân lực ngân hàng: Khép hay "mở"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Nhân lực ngân hàng: Khép hay 'mở'?

Cập nhật lúc 09:38, Thứ Ba, 28/03/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nhân lực ngành ngân hàng không còn cảnh "xưa nay hiếm" cho những sinh viên (SV) không phải "con ông cháu cha" bởi sự nở rộ của hàng ngàn chi nhánh ngân hàng trong và ngoài nước? Tuy nhiên, nhân lực vẫn là một điểm yếu, một nhu cầu cấp bách của ngành ngân hàng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phùng Khắc Kế đã thừa nhận điều đó tại một hội thảo tổ chức mới đây.

Sự nở rộ hàng ngàn các chi nhánh của các ngân hàng là cơ hội mở cho SV tốt nghiệp đúng chuyên ngành
Số liệu thống kê của Bộ GD - ĐT về số lượt thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT), dự thi, chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong 3 năm gần đây cho thấy: Lượng thí sinh "đổ xô" vào ngành ngân hàng ngày càng tăng.

Chẳng hạn, năm 2005, tại Học viện Ngân hàng, số thí sinh dự thi là 8.600 tăng gần 700 thí sinh so với năm 2004 (7.943) và gần gấp 2,5 lần so với số thí sinh dự thi năm 2004. Điểm tuyển sinh các ngành khối A vào học viện năm 2005 là 23,5; tăng 6,5 điểm so với điểm tuyển năm 2001 (17 điểm), cao hơn điểm tuyển năm 2004 tới 2,5.

Quan niệm "bất thành văn" của không ít SV học ngân hàng khi ra trường là "chỗ ngon trong các ngân hàng không đến lượt... người ngoài (nghĩa là không thuộc đối tượng "4C" - con ông cháu cha) nên không ít người giỏi đã rẽ ngã khác".

Chị Hồng Phúc (Thời Báo kinh tế Sài Gòn) than phiền, việc kiếm một chỗ trong doanh nghiệp Nhà nước từ lâu nay luôn là chuyện ảo tưởng. Tuy nhiên, sự "nở rộ" hàng trăm chi nhánh các Tổ chức tín dụng là cơ hội mở cho những SV có năng lực thực sự. 

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm: 6 Tổ chức tín dụng nhà nước, 25 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 12 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 31 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 Ngân hàng liên doanh, 6 Công ty tài chính, 9 Công ty cho thuê tài chính và 44 Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Từng tổ chức có hàng trăm chi nhánh vươn rộng trên cả nước, nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng có thay đổi.

Theo chị Đặng Châu Giang, chuyên viên quan hệ đại chúng, Ngân hàng thương mại cổ phần (Techcombank), hàng năm có 2 đợt tuyển dụng nhân sự (tháng 4 và tháng 10). Đối tượng là những SV năm cuối các trường ĐH, CĐ, Trung cấp thuộc khối Kinh tế và những ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng khác. Tùy từng vị trí để có những tiêu chí phù hợp. Quan trọng nhất là trình độ học vấn và tiếng Anh.

Số ứng viên trúng tuyển vào ngân hàng Techcombank hàng năm thuộc các trường thuộc khối Kinh tế như: Kinh tế quốc dân, Thương mại, Ngoại thương, Tài chính kế toán…

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) bắt đầu từ tháng 6 hàng năm thu nhận hồ sơ của SV chuẩn bị tốt nghiệp để đến tháng 9 tổ chức tuyển dụng.

Chị Lê Việt Hà, nhân viên phòng Tín dụng BIDV nhìn nhận, lĩnh vực tín dụng đòi hỏi tính chuyên môn cao, nếu không có nghiệp vụ chuyên ngành thì khó có thể thành công trong công việc.

Một thực tế tại BIDV hiện thiếu nhân lực nam. Mặc dù, tiêu chí xét điểm tổng kết trong quá trình học ĐH vào BIDV được thấp hơn nữ 1 phẩy nhưng cũng rất hiếm. Cụ thể, SV nữ điểm tổng kết phải đạt 7,5 thì nam chỉ cần 6,5.  

Hiện, BIDV có khoảng 500 nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho cổ phần hóa, mục tiêu đến năm 2007 số nhân viên sẽ tăng từ 700 - 1000.

Theo nhận định của các công ty "săn đầu người", năm 2006, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao gồm tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, tiếp thị quảng cáo, tư vấn luật và chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao.

Vài năm gần đây, để tìm kiếm nhân sự thực hiện các dự án phát triển và thu hút nhân lực có chất lượng, Ngân hàng Đông Á (EAB) đang thực hiện chương trình “Việc làm hè và cơ hội du học miễn phí” cho SV đang theo học tại các trường ĐH.

Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đều cùng một sân chơi và rất khó khẳng định được nhân lực của ngân hàng trong nước sẽ ngang với các ngân hàng nước ngoài, trong khi các đãi ngộ và mức lương của họ hấp dẫn hơn. Trước thực tế đó, không ít ngân hàng quốc doanh Việt Nam đã bị mất nhân viên xuất sắc, chị Hồng Phúc cho biết.  

  • Kiều Oanh

,
,