Thi trắc nghiệm: Thí sinh tỉnh lẻ lo thiệt
Không được tiếp cận nhiều kênh thông tin như học sinh ở các thành phố lớn, học sinh tỉnh lẻ tìm hiểu thông tin về kì thi trắc nghiệm đại học sắp tới chủ yếu từ kênh chính thống là nhà trường. Thực tế phổ biến, theo lời một hiệu trưởng, "trường đã rất cố gắng, nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp được chủ trương đổi mới này".
Thông tin tham khảo: khó kiếm!
Vũ Thùy Linh - Lớp 12B1, Trường THPT Phủ Lý A - Hà
HS ở các tỉnh khó khăn khi tìm tài liệu chuẩn bị cho thi trắc nghiệm. Ảnh: Thế Đạt
Thắc mắc về phương pháp ôn thi, làm bài các môn trắc nghiệm, Linh và các bạn cùng trường thường hỏi các thầy cô trực tiếp dạy mình. Tuy nhiên, các thầy cô nhiều khi cũng lúng túng trước các câu hỏi khó.
Bên cạnh đó, việc tìm mua một cuốn sách giáo khoa hướng dẫn thi trắc nghiệm của học sinh ở các tỉnh cũng không hề dễ dàng. Nhà sách Nam Cao - một nhà sách lớn ở thị xã Phủ Lý (Hà Mai Thu Thủy - Lớp 12A6 - Trường THPT Phủ Lý, thường gửi các anh chị học đại học trên Hà Nội mua sách cho. Thủy muốn mua cuốn sách "522 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý" để về nhà ôn luyện nhưng không thể tìm được tại các nhà sách gần trường. Thủy cho biết thêm: "Vì có ít sách tham khảo nên bọn em khó mà biết thêm được nhiều dạng câu hỏi, nhiều dạng bài trắc nghiệm". Học sinh các trường ở thị xã tuy còn thiếu nhiều thứ nhưng vẫn may mắn hơn các bạn ở trường huyện, đặc biệt là học sinh các huyện miền núi. Quàng Thị Phương - Lớp 12A3 - Trường THPT Mai Sơn, huyện Mai Sơn, Sơn La tâm sự: "Em có ý định thi trường Đại học Nông nghiệp I, khối A. Tuy nhiên, em cảm thấy rất lúng túng với cách làm bài mới vì thời gian làm bài bị rút ngắn. Sách tham khảo không nhiều. Cũng như các bạn khác em đã đăng kí mua sách ở trường nhưng đến nay vẫn chưa có". Giáo viên: Chưa theo kịp Ông Nguyễn Hữu Khương - Hiệu phó Trường THPT Tùng Thiện (Sơn Tây - Hà Tây) cho biết: "Mặc dù nhà trường đã rất cố gắng, nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp được chủ trương chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm của Bộ". Ông Khương giải thích: "Khi soạn đề thi trắc nghiệm buộc giáo viên phải sử dụng phần mềm đề thi và soạn trên máy tính. Giáo viên ở các trường phổ thông đa phần thiếu kĩ năng tin học, soạn đề nên lại phải nhờ người khác đánh máy, in ấn... Để có một đề thi trắc nghiệm mất rất nhiều thời gian và thiếu chính xác vì giáo viên không biết thao tác trên máy". Cô Nguyễn Thị Loan (giáo viên môn Sinh học, Trường THPT Tùng Thiện - Hà Tây) có thể sử dụng tốt máy tính để soạn đề thi nhưng nhà trường lại không có nhiều máy để làm việc. Cả trường có một phòng 25 máy tính chuyên dành cho học sinh học tin học. Máy tính dành cho giáo viên chưa tới ba cái. Nhiều khi cô Loan muốn sử dụng cũng phải tranh thủ. Mặc dù đã có quyết định của Bộ GD&ĐT chuyển đổi 4 môn thi sang hình thức thi trắc nghiệm, trong đó có môn Sinh, nhưng bản thân cô Loan đến nay vẫn chưa được tập huấn về phương pháp giảng dạy mới. Cô phải tự nắm bắt, cố gắng cập nhật nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh. Hơn nữa, kinh phí cũng là điều khó khăn đối với trường phổ thông. Lấy ví dụ về giấy thi và đề thi. Học sinh không làm bài trên giấy trắng như trước mà làm trên đề thi và giấy thi có sẵn. Một đề thi trắc nghiệm tối thiểu có hai trang, thêm một trang dành cho học sinh làm bài. Nguồn kinh phí dành riêng cho đề thi, giấy thi cũng là vấn đề khiến nhà trường phải "băn khoăn" vì không dễ gì lại có thể phát sinh những khoản thu "ngẫu hứng"!
Chính vì những khó khăn đó từ phía nhà trường nên học sinh không được thường xuyên thi thử, làm bài các môn thi dưới hình thức trắc nghiệm. Khó khăn khi đối mặt với kì thi đại học sắp tới là điều dễ hiểu.