Giảng viên khối kinh tế có mức lương thấp nhất
- Lương bình quân tháng của giảng viên khối ngành kỹ thuật công nghệ là 5,1 triệu đồng, tiếp đó là ngành sư phạm và thấp nhất là giảng viên ngành kinh tế.
Thông tin do Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ cho biết ngày 10/1. Đây là tổng hợp từ báo cáo "3 công khai" của 291 trường ĐH, CĐ.
Lãnh đạo các trường ĐH trong một buổi tập huấn nghiệp vụ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tính bình quân, giảng viên khối Sư phạm, thu nhập bình quân 4,48 triệu đồng/ tháng. Đứng thứ 3 và là nhóm có thu nhập thấp là khối Kinh tế với 4,5 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, thứ tự này lại "đảo ngược" với cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ
Theo ông Ngữ, thu nhập của cán bộ quản lý (CBQL) thấp nhất là khối Kỹ thuật Công nghệ với 4,48 triệu CBQL/ tháng; kế đến là khối Sư phạm với thu nhập bình quân 4,75 triệu/ người/ tháng. CBQL khối Kinh tế có thu nhập bình quân/ tháng cao nhất với 5,6 triệu đồng. .
Nhân viên của các trường khối ngành kinh tế "sống khỏe" nhất với 2,9 triệu đồng/tháng, ngành kỹ thuật công nghệ là 2,05 triệu đồng và thấp nhất là nhân viên ngành sư phạm, chỉ được 1,9 triệu đồng/tháng.
Trong số 291 trường gửi báo cáo "3 công khai" tính đến hết ngày 8/1, có 23 trường có tỷ lệ 50-60 sinh viên (SV)/ giảng viên (GV) thuộc khối ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng; 18 trường có tỷ lệ 40-50 SV/ GV là khối ngành Tài chính - Ngân hàng và 1 số trường ngoài công lập. Số còn lại có tỷ lệ SV/ GV dao động từ 10-40 SV/ GV....
Theo báo cáo, hầu hết các trường đều công khai học phí. Hầu hết các trường công lập thu theo khung quy định của nhà nước. Mức học phí các trường ngoài công lập công cai thường cao hơn trường công lập từ 2-3 lần.
Đến nay, đã có 134 trường ĐH, CĐ công bố chuẩn đầu ra...
Theo quy định, chỉ còn 4 ngày nữa, 15/1 là hết hạn các trường thực hiện "3 công khai". Đây sẽ là tiêu chí để Bộ xem xét giao chỉ tiêu tuyển mới năm 2010.
Hiện vẫn còn 85 trường chưa báo cáo.
38 trường ĐH, CĐ bị khấu trừ chỉ tiêu Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Chiến cho hay, đây là những trường đã tuyển vượt chỉ tiêu được giao năm 2009. Trong đó, có 8 trường ĐH và 30 trường CĐ. Số trường có tỷ lệ tuyển vượt từ 20% trở lên có đến 25 trường. Trường ĐH Phan Thiết có tỷ lệ tuyển vượt cao nhất với 91,73% (được giao 750/ tuyển mới 1.438). Kế đến là Trường CĐ Cần Thơ tuyển vượt 88,64% (1.100/ 2.075); CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tuyển vượt 63% (700/ 1.141). Ba trường có tỷ lệ tuyển vượt trên 40% gồm: CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (41,25%), ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (43%), CĐ Điện lực miền Trung (49%)... Theo ông Chiến, tất cả 38 trường ĐH, CĐ tuyển vượt chỉ tiêu năm 2009 đều bị phạt tiền và khấu trừ chỉ tiêu tuyển mới năm 2010. |
- Kiều Oanh