221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
225038
Học sinh lớp 6 mượn ngày 8/3 để... tỏ tình
1
Article
null
Học sinh lớp 6 mượn ngày 8/3 để... tỏ tình
,

(VietNamNet) - "Cô ơi, bao nhiêu một bông hồng này?" - tiếng nói vừa cất lên, lập tức tất cả những người đang xúm quanh hàng hoa phải tò mò quay lại. Thì ra, đó là một cậu bé, trạc chừng 12 tuổi, tay nắm chặt tờ 2.000 đồng. Chị hàng hoa ngạc nhiên: "Cháu mua tặng mẹ hoặc cô giáo thì phải mua cả bó chứ sao lại một bông?". Cậu bé ngượng nghịu, lí nhí: "Không, cháu tặng... bạn gái".

Khi HS lớp 6 "tỏ tình"

Bông hoa "tỏ tình" của cậu học sinh lớp 6.

Trường hợp nói trên không phải là chuyện hiếm xảy ra trong ngày 8/3. Sáng tinh mơ, cháu tôi (học lớp 4, trường Tiểu học K.G, Hà Nội) cũng vào hỏi xin tiền mua thiếp tặng bạn. Nó giải thích là muốn tặng bạn gái lớp trưởng vì bạn ấy vừa xinh, vừa học giỏi lại có "lắm đứa con trai thích". Nghe giọng điệu hồn nhiên của nó, tôi không nhịn được cười: "Thế cháu tặng thiếp cho bạn ấy để làm gì?". Cháu tôi bẽn lẽn thú nhận: "Vì, vì.,. vì cháu cũng thích bạn ấy"! 

Tôi suýt té ngửa vì lời thú nhận ngập ngừng của đứa cháu mới chỉ mười tuổi nên tìm cách hỏi thêm. Sau một hồi ấp úng, cháu kể: "Trong lớp cháu có ba - bốn "đôi" thích nhau. Các bạn ấy toàn là con nhà giàu, diện lắm. Cháu cũng thích bạn lớp trưởng nhưng chắc là... "muộn" rồi vì hôm trước cháu thấy bạn ấy và bạn Th. cầm tay nhau. Hồi cháu học lớp 1, cháu còn biết bạn Thế Anh thơm bạn Hoài Thu ở ngoài gốc phượng nữa cơ". Làm gì có chuyện nhố nhăng đó - tôi cật vấn. Nó tròn xoe mắt, ra sức chứng minh: "Dì không tin hỏi bà mà xem, hồi đó cháu còn mách cả với bà nữa đấy. Cô giáo chủ nhiệm cháu cũng thấy nhưng cô chỉ cười rồi bảo: "Bạn bè cùng lớp phải thương yêu nhau là đúng rồi, có gì mà xôn xao cả lên".

Nghe tôi thuật lại, cô Vũ Thị L, chủ nhiệm lớp 6 một trường THCS ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, than phiền: "Mới đây, tôi vừa phải "xử" bốn vụ "yêu đương", trong đó có hai đôi cùng lớp và hai đứa nữa kết giao với các bạn lớp trên. Tất cả đều do phụ huynh phát hiện rồi hốt hoảng "cấp báo" với giáo viên chủ nhiệm...".

Đôi bị phát hiện đầu tiên là T. và N.: hôm đó, mẹ cháu N. đến tìm cô giáo, đưa lá thư đối phương đang tán tỉnh con gái, giọng vừa căm phẫn vừa hốt hoảng đề nghị cô "xét hỏi" hai đứa. Tra hỏi mãi, cuối cùng cháu N. thú nhận là đã "yêu" bạn L. từ ngày 10/10 năm ngoái, đến nay đã viết tổng cộng... 13 lá thư. Cô giáo L. yêu cầu hai cô, cậu học trò nộp tất cả thư từ qua lại trong suốt thời gian qua, rồi bắt hứa chấm dứt trò yêu đương nhăng nhít.

Với "đôi" thứ hai là M. và H. thì sự thể có vẻ nghiêm trọng hơn. Lá thư cuối cùng mà H. đáp lại M. chẳng may rơi vào tay mẹ. Trong đó có đoạn: "M. ơi, bạn đừng hôn tớ nữa. Bạn đã hứa với tớ là từ nay sẽ không hôn, chỉ cầm tay và vuốt má thôi mà ...". Vừa đưa tang chứng cho cô giáo với vẻ mặt đau khổ, kinh hoàng, mẹ cháu H. vừa tức giận đề nghị được gặp bố cháu M. để giải quyết dứt điểm vụ việc. Không tin nổi con trai mình có thể làm những chuyện động trời như thế, bố cháu M. một mực cãi: "Chắc có đứa nào xui con tôi viết nhăng viết cuội thế chứ nó mới 12 tuổi ranh, vắt mũi chưa sạch, nói gì đến chuyện yêu đương". Nhưng rồi, khi cậu con trai bị triệu đến để đối chất "ba mặt một lời" và thú nhận: tất cả những lá thư đó đều do con viết, ông bố gần như khuỵu xuống.

Vụ yêu đương thứ ba bị vỡ lỡ là do chính cô giáo chủ nhiệm phát hiện, khi cậu trong đội Sao Đỏ đưa hộ lá thư của cậu bé lớp trên gửi bạn N. trong lớp. Lá thư có đoạn: "N. ơi, em có yêu anh không? Anh đã yêu em từ tháng 11 nhưng giờ gần đến ngày 8/3 mới dám nói. Nếu đồng ý yêu anh, cuối giờ chiều nay, đợi anh ở nhà xe nhé. Đừng lỡ hẹn đấy...". Thật khó tin, đây lại là lời lẽ của những học sinh lớp 6, lớp 7!

Sau một hồi "liệt kê" dẫn chứng, cô L kết luận: "Nói chung, bọn trẻ bây giờ rất dễ tiếp thu, học đòi những việc xấu khiến chúng trở nên hư hỏng. Một phần vì chúng phát triển giới tính quá sớm, phần khác là do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục".

Ngăn chặn hay giáo dục?

Những chuyện nói trên không phải là hiện tượng cá biệt trong giới học trò ngày nay. "Không hiểu sao bọn trẻ bây giờ biết yêu đương và bắt chước người lớn được nhanh như vậy" - Nguyễn Thành Hưng, sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhận xét. Hưng còn cho biết: cách đây bốn năm, đứa em họ của cậu, học lớp 9, sau khi nhận được cú điện thoại của bạn gái vào lúc 2 giờ sáng đã lập tức lấy xe máy, "mượn" điện thoại di động của bố phi xuống nhà "nàng", lảng vảng chờ gặp tặng quà thì bị công an Hà Đông hiểu lầm, tóm vào đồn. Hôm sau, bố mẹ nó phải xuống bảo lãnh, làm chứng mới được thả về. Khi bị cật vấn chuyện quan hệ tình cảm, cu cậu còn ra dáng "hiệp sĩ": "Con yêu và sẽ bảo vệ V. đến cùng, bố mẹ đừng can thiệp"!

So với hàng loạt vụ xì-căng-đan ầm ĩ chốn học đường như quan hệ nam nữ vì tò mò, nạo phá thai tuổi vị thành niên, sinh con ngoài mong đợi...  thì chuyện yêu đương của các em nhỏ học lớp 6 tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng như lo sợ của các ông bố, bà mẹ, thầy cô giáo nhưng cũng đủ để các em học hành sút kém, lúc nào cũng trong trạng thái "ngơ ngơ ngác ngác". Thậm chí, theo lời kể của cô L., có học sinh lớp 7 trường cô, vì bị "tấn công" mạnh quá, đã hốt hoảng về "méc" với bố mẹ, nhờ can thiệp. 

Thông thường, khi phát hiện được những chuyện bí mật yêu đương của con cái, các bậc phụ huynh đều nổi giận, tìm đủ biện pháp để chấm dứt. Mẹ cháu H. "mắm môi" tuyên bố với cô giáo: "Nếu chuyện còn tái diễn, tôi sẽ... lột truồng nó để cho nó cảm thấy nhục mà chấm dứt". Còn mẹ cháu L. thì không giấu nổi lo lắng: "Xin cô giáo hãy cảnh cáo chúng trước toàn trường để răn đe không cho làm những điều xằng bậy khác...".

Cô L. cho rằng, nếu áp dụng hai biện pháp trên thì sẽ không chỉ gây tổn thương đến tâm hồn các em mà còn làm các em sợ hãi, tê liệt mọi cảm xúc khi đến tuổi trưởng thành. Vì thực chất, nguyên nhân sâu xa khiến các em học đòi yêu đương quá sớm như trên một phần xuất phát từ sự thiếu quan tâm, giáo dục của bố mẹ. "Học sinh trường tôi chủ yếu xuất phát từ gốc nông thôn, mấy năm gần đây do phong trào "đô thị hoá" nên được gia đình được đền bù, giải toả, mất nghề làm nông, sinh ra nạn cờ bạc, trộm cắp hoặc khá hơn thì phải ngồi chợ kiếm sống. Họ không có điều kiện hoặc không thèm quan tâm đến con cái, thậm chí còn làm gương xấu cho chúng." - cô L. nói.

  • Nguyệt Minh

    Bạn đọc thân mến, bạn sẽ ứng xử thế nào nếu "nhóc" nhà bạn là một trong hai vai của màn "yêu sớm" như thế?

    Hay là bạn cũng có một... "case study" (tạm dịch là "trường hợp điển cứu") liên quan đến hiện tượng này của các "nhóc" nhà mình. kèm theo giải pháp mà bạn đã hay đang áp dụng?  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,