(VietNamNet) - Sau khi đăng tải bài viết Giáo sư "độc ngữ", nói về tâm nguyện cuối đời của GS Vũ Văn Chuyên, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự kính phục về lòng nhiệt thành của GS Chuyên và tỏ ra bức xúc về thái độ thờ ơ của những người có trách nhiệm.
Phòng làm việc của GS Chuyên. Căn nhà chật chội, lại thêm người vợ nằm liệt giường, rồi liên tục những người khách đến nhờ dịch tài liệu. Những điều này khiến GS Chuyên không thể tập trung để sắp xếp tư liệu, hoàn thành tâm nguyện viết cuốn giáo trình. |
Nguyễn Vương Huynh,
Quận Phú Nhuận, TP.HCM, huynhoicokhach@yahoo.com: Ai cũng học tiếng Anh thì lấy ai gìn giữ và truyền thụ kiến thức khác?Tôi là người ngoài ngành y, song cũng có được biết tiếng GS Vũ Văn Chuyên là một nhân cách lớn của nền y học hiện đại, là nhà "thảo mộc học" từ nhiều năm nay. Tôi cũng có biết đôi chút tiếng Anh, Pháp nên có thể hiểu "La-tinh là gốc của các ngôn ngữ Châu Âu". Xin được bày tỏ lòng kính trọng đối với Giáo sư, những người như ông không bao giờ là "lạc lõng" trong thế giới của tri thức ngày nay. Nói cho cùng, ngôn ngữ là "cái vỏ của tư duy", là phương tiện khám phá tri thức chứ không nên coi là mục đích. Trong xã hội ngày nay, tiếng Anh là quan trọng, nhưng nếu ai cũng học tiếng Anh thì ai sẽ là người gìn giữ và truyền thụ kiến thức bằng các ngôn ngữ khác (mà tiếng Anh không thể thay thế).
Vì vậy, theo tôi, một kho tàng sống về y học và "thảo mộc học" như GS Chuyên nên viết cuốn giáo trình bằng tiếng Latinh để truyền thụ lại kiến thức và niềm ham mê học hỏi tiếng La-tinh cho các lớp SV Y Dược ngày nay. (Việc viết từ điển cũng quan trọng nhưng có thể có người khác làm thay). Xin được gửi lời chúc sức khỏe và niềm đam mê tới Giáo sư Chuyên và các đồng sự của Giáo sư có cùng chung tâm huyết!
Nguyễn Phương Tiến Anh, nguyenphuongtienanh@gmail.com: Hãy ủng hộ GS Chuyên
Cần có những hồi đáp từ những con người yêu vẻ đẹp của cuộc sống. Bản thân tôi cũng rất xúc động khi biết được "có một vị GS Chuyên với lòng nhiệt thành thật đáng kính phục". Người ta thường bảo kiến thức là vốn quí giá nhất của con người.Thật hợp lí khi GS Chuyên nên viết cuốn giáo trình hoặc từ điển Latinh. Thật hiếm hoi khi những người gìn giữ kiến thức của nhân loại đi tìm người học trò để truyền đạt vì sợ đến sự thất truyền. GS Chuyên cũng vậy, và thiết nghĩ mọi người cũng vậy. Nhất là khi chúng ta thấy được sự cần thiết của vốn kiến thức, khi mà tiếng Latinh đang dần mai một. Hãy ủng hộ GS, cũng như giúp đỡ ông làm nên việc làm mà phải nói là rất cần thiết.
Vị giáo sư có tên trong "sách đỏ"
Năm 2000, ông làm giới khoa học sửng sốt với công bố: tại căn nhà số 8 Chân Cầm (Hà Nội) còn sót lại một cây lá thông thời đại Cổ sinh sống cách đây ba triệu năm. Ông cũng là người đã tuyên bố với thế giới: VN có nhân sâm. Xem bài viết chi tiết >> |
Nguyễn Quang Minh, Hà Nội, nguyenquangminh_61@yahoo.com: GS Chuyên đã gặp sự "vô cảm"
Đọc bài viết về GS Vũ Văn Chuyên, tôi thực sự xúc động và cảm phục tài năng của vị GS già đáng kính. Qua đó, tôi cũng thực sự bức xúc về thái độ thờ ơ của những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục. Có thể nói đó là bệnh vô cảm phổ biến trong xã hội ta hiện nay. Rất cần thiết phải trợ giúp để GS Chuyên có thể hoàn tất cả 2 công trình: Giáo trình tiếng Latinh và bộ từ điển Việt -Latinh. Bộ GD-ĐT nên quyết định thành lập một dự án để hoàn thành 2 sản phẩm trên. Thiết nghĩ, sự đầu tư này còn có giá trị và hiệu quả gấp nhiều lần những đề tài nghiên cứu hiện nay đang sử dụng tiền Nhà nước mà hiệu quả rất thấp. Việc này thực hiện không khó khăn gì. Cần thiết phải huy động một nhóm các nhà chuyên môn được trả tiền cụ thể để tham gia trợ giúp GS Chuyên hoàn thành 2 công trình trên. Đó là sản phẩm rất quý cho xã hội. Việc này không ai khác ngoài Bộ GD-ĐT đứng ra thực hiện.
Cây đàn vĩ cầm là đồ chơi thuở nhỏ mà GS Chuyên còn giữ được đến bây giờ |
Phan Thế Phương,
số 110, ngõ 203, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, nguahoang@yahoo.comĐọc bài viết, tôi thấy một điều gì đó ngậm ngùi. Đơn thuần đó là suy nghĩ về sự phát triển thiếu tính đồng bộ của đất nước mình trong mọi lĩnh vực. Tôi nghĩ, tại sao trong các chương trình đào tạo của ngành Y và Dược lại không có tiếng Latin? Câu hỏi này chắc chắn phải là những người có tầm nào đó mới trả lời thoả đáng được.
Tôi là một người theo ngành Kỹ thuật, nhưng cũng mong một ngày, sẽ được biết đến thứ tiếng này. Tôi chỉ mong sẽ có ngày tìm được một bộ giáo trình hoàn chỉnh để tự nghiên cứu lâu dài và học dần. Nói chung, với tư cách một cá nhân, con người Việt Nam, tôi ao ước một sự phát triển đồng bộ và vững mạnh của đất nước mình. Tôi xin bày tỏ nỗi cảm động với GS Nguyễn Văn Chuyên, nỗi chia sẻ nhỏ nhoi của một người "ngoại đạo".
Nguyễn Thanh, 384/5c kp1, Hiệp Bình Chánh-Thủ Đức, TP.HCM xthanh41@yahoo.com: Kiến thức không bao giờ thừa!
Mỗi ngôn ngữ là một nền văn hóa. Tôi rất ủng hộ GS Chuyên viết giáo trình, từ điển hay sách chuyên ngành. Cá nhân tôi cho rằng sẽ không thừa khi nghiên cứu một vấn đề với nhiều ngôn ngữ. Điều đó giúp chúng ta hiểu sâu thêm về nó, quan trọng hơn, đó là ngôn ngữ học thuật.
Nguyễn Thu Hà, Gia Lâm, Hà Nội, maithuha87@yahoo.com: Nhiều SV tự học tiếng Latinh
Cháu hiện là học sinh lớp 12 chuyên sinh. Trong quá trình học, cháu nhận thấy tiếng Latinh trong việc học sinh học là khá cần thiết. Các anh chị trước cháu cũng dành nhiều thời gian để tự học tiếng Latinh nhằm phục vụ cho môn học. Cháu không biết gì nhiều về tiếng Latinh nhưng cháu tin, mình sẽ tìm hiểu nó trong thời gian tới. Hẳn nó sẽ rất bổ ích và lý thú. Cháu mong bác Chuyên thật khỏe mạnh để hoàn thành xong giáo trình cho các anh, chị ngành y - dược, cũng là để cho lớp trẻ chúng cháu nhiều điều bổ ích.
Phùng Mỹ Trung, Cục Hải quan Đồng Nai, Pmytrung@yahoo.com: Cảm phục thầy Chuyên
Không bao giờ lạc lõng! Đọc bài báo này tôi thầm cảm phục những con người như thầy Vũ Văn Chuyên. Nếu một người làm công tác phân loại mà chẳng hiệu chữ Latinh thi chẳng khác nào một đứa trẻ chưa biết nói . Mậc dù Latinhlà ngôn ngữ chết (không dùng để đàm thoại) song nó tự khẳng định vị trí chắc chắn trong phân loại sinh vật học ... Có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp với một người biết tiếng Anh . Nhưng bạn có thể đọc tên latin một loài sinh vật cho rất nhiều người nghiên cứu sinh học mà chẳng một ai biết tiếng Anh cả nhưng họ vẫn có thể hiểu được tên cây bạn muốn nói là gi ...
DS Nguyễn Ngọc Chương, Cần Thơ, chuongngng@yahoo.com: Hiểu chữ tốt hơn học thuộc lòng
Theo tôi, thầy Chuyên nên viết tự điển,vì sinh viên có thể mua và đọc tham khảo. Thời gian học hiện nay của sinh viên Dược đã quá tải. Chữ Latin rất cần thiết, vì nó giúp cho dược sĩ nắm rõ về công dụng của từng hoạt chất hơn, hiểu rõ nguồn gốc thì sẽ nhớ lâu hơn là nhớ do học thuộc lòng.
Thái Đình Hậu, Canada, tomhdthai@hotmail.com: GS mới là người giúp đỡ
Tôi may mắn được đọc bài viết về GS Chuyên và hết sức cảm phục ông. Các danh từ khoa học dựa trên chữ Latinh rất nhiều và tôi cũng muốn học được từ ông. Tôi đang làm nghiên cứu, khi viết tài liệu thì cũng phải "tạo ra" các danh từ khoa học để đặt tên cho những sản phẩm mới được phát minh của mình. Tuy nhiên, tôi chỉ có khả năng tạo những danh từ khoa học kỹ thuật và khoa học liên quan đến lĩnh vực của mình bằng tiếng Anh mà thôi.
-
VietNamNet