221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
606906
Không được dồn tiết để học ôn 6 môn thi tốt nghiệp
1
Article
null
Không được dồn tiết để học ôn 6 môn thi tốt nghiệp
,

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng trao đổi với báo chí chiều 31/3 về "thông lệ" công bố môn thi tốt nghiệp vào "giờ G".

Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, ông có biết thực tế là các trường sau khi biết môn thi đều dành hết thời gian để dạy và ôn các môn thi tốt nghiệp?

Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng: Trường nào làm như thế là sai, vi phạm các quy định của Bộ GD-ĐT.

Thực tế các trường biết sai mà vẫn làm, vấn đề là Bộ có biết và xử lý?

- Năm ngoái, Bộ GD- ĐT đã có văn bản nhắc nhở các sở, các trường phải hoàn thành chương trình dạy và học theo đúng biên chế. Bộ cũng đã yêu cầu các sở GD- ĐT tiến hành kiểm tra việc thực hiện yêu cầu này. Theo như tôi biết, Sở GD-ĐT Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện 1- 2 trường vi phạm, mà đều là trường dân lập.

Thực ra, không khí, sức ép về các kỳ thi tốt nghiệp chỉ có ở thành phố, thị xã mà thôi. Ở nông thôn, ngay như quê tôi, mọi việc vẫn bình thường. Đề thi tốt nghiệp đã được cải tiến nhiều so với trước, bảo đảm các nội dung mà học sinh chỉ cần chăm chỉ, nắm vững kiến thức đều làm được.

Ông nói rằng, thời điểm công bố môn thi đã thành quy định mang tính “lịch sử”, truyền thống. Nhưng đó là truyền thống hoàn toàn có thể thay đổi, vấn đề là bộ có muốn thay đổi hay không...

- Đúng là có thể thay đổi, tuy nhiên chúng tôi xem xét thấy chưa cần thiết phải thay đổi. Không phải vì ý kiến của thiểu số người mà thay đổi. Công bố môn thi vào thời điểm cuối tháng 3 hằng năm, học sinh có thể biết môn thi tốt nghiệp trước để học ôn tốt hơn, tập trung học hoàn thành các môn học trong chương trình, đồng thời học thêm... Như thế chẳng có gì sai.

 Nhiều phụ huynh, học sinh tỏ ý không đồng tình với thời điểm công bố như hiện nay. Sao không thực hiện công bố sớm hơn hoặc muộn hơn?

- Như những gì tôi đã nói thì ý tưởng công bố sớm hơn hoặc muộn hơn chỉ là cảm giác của ai đó.

Có ý kiến từ Bộ GD-ĐT cho rằng đến một lúc nào đó học sinh học môn gì thì sẽ thi môn ấy?

- Cũng có nhiều người nói như vậy. Nhưng tôi nghĩ là sẽ không có việc đó. Quá trình đánh giá không chỉ dựa vào thi cử, vì mỗi môn học đều có đánh giá sau khi kết thúc. Thi là để tác động lại việc học hành, đặt ra yêu cầu cao hơn đối với việc học tập. Nhưng không nhất thiết là học môn nào thi môn ấy. Chẳng lẽ THPT thì phải thi hết 17 môn? Trong hàng chục môn như thế, tôi nghĩ chỉ cần chọn và thi những môn cốt lõi để thi. Môn đạo đức cũng là cốt lõi, nhưng có cần phải thi không? Hay môn thể dục có cần thi không?

Vậy quan điểm “học gì thi nấy” nên hiểu như thế nào cho đúng?

- Cần hiểu là học nội dung gì thi nội dung ấy. Rồi đây trong chương trình tuyển sinh ĐH, CĐ cũng sẽ tuyên bố là học chương trình nào thì thi chương trình ấy, học nội dung nào thi nội dung ấy. Không thể bắt người ta thi những nội dung không được học...

Để tránh tình trạng các trường học dồn các môn không thi, dành thời gian dạy và học các môn thi, năm nay bộ sẽ tiếp tục có chỉ đạo các trường bảo đảm chương trình học như thế nào?

- Sẽ có, và sẽ ban hành công văn nhắc nhở, yêu cầu ấy sớm hơn năm trước. Năm trước, có những trường kết thúc các môn học sớm hơn quy định vì Bộ ra công văn nhắc nhở muộn, khoảng ngày 10/4, rồi sau đó công văn còn phải qua sở, qua phòng GD- ĐT mới đến trường. Lúc ấy nhiều trường đã có thể kết thúc các môn học, không thể vì tuân thủ yêu cầu mà quay trở lại dạy lại...

-Xin cảm ơn ông.

(Theo Nông thôn ngày nay)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,