221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
664954
“Chúng tôi bị sức ép lớn khi tỷ lệ tốt nghiệp thấp"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam:
“Chúng tôi bị sức ép lớn khi tỷ lệ tốt nghiệp thấp'
,

(VietNamNet) - "Tôi cũng đã lường trước và hình dung được ngay từ đầu, nhưng không phải vì tránh né đi sức ép đó mà không có câu trả lời đúng đắn và có  trách nhiệm. Lúc đó, sức ép đối với tôi không phải là nhỏ, không chỉ chịu sức ép với HĐND mà với từng trường, huyện, từng người dân và chịu trách nhiệm trước xã hội".

Ông Trần Hường

Ông Trần Hường, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam chia sẻ về áp lực tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp, khi năm ngoái, con số này của tỉnh là 74,5%.

Trong câu chuyện với VietNamNet, ông Hường cho Hay:

Mục tiêu của tôi đặt ra là đánh giá đúng vẫn tốt hơn kết quả cao. Thực chất, kết quả năm vừa chỉ thấp hơn những năm trước một chút ít. Con số 74% là tỷ lệ đúng đắn. Tuy nhiên, vấn đề phải đặt câu hỏi ở đây là vì sao trong tỷ lệ chung đó, có  trường 100%, nhưng cũng có trường chỉ 30%.

 Năm ngoái, tôi có giải trình với Hội đồng nhân dân: tỷ lệ thấp khoảng 50% thuộc về các trường bán công; 10-20% là của một số trường dân lập; còn trường tỷ lệ đỗ chỉ có 9% rơi vào miền núi.

Có 2 cách thể hiện tỷ lệ: Thứ nhất, là điều kiện học và cách tuyển sinh đầu vào lớp 10 trước đây cũng có cách biệt. Thứ hai, chúng ta cũng phải thừa nhận đầu tư vào các trường bán công và dân lập không tốt bằng công lập. Điều này báo hiệu chúng ta cần có sự đầu tư tốt hơn vào những trường này.
 
Tỷ lệ tốt nghiệp năm ngoái tạo sức ép rất  lớn đối với ngành giáo dục. Tác động đó cho kết quả thực chất và phải tìm giải pháp tốt hơn. Bắt đầu từ năm ngoái, các trường học hết sức tập trung nâng cao chất  lượng giảng dạy ngay ở năm lớp 10. Kết quả này tác động tích cực đến cách dạy và cách học của các trường. Tôi tin rằng, kết quả năm nay ở các trường dân lập và bán công sẽ có chuyển biến.

Vì sao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt... thấp kỷ lục?

Quảng Nam, đất học với truyền thống "Ngũ phụng tề phi", năm nay lại có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh chỉ đạt 74,5%, thậm chí có trường đạt dưới... 10%. Tại sao?
Xem chi tiết >>

Nhưng nếu đòi hỏi năm nay vượt trội hơn so với năm ngoái thì khó. Bởi chất lượng chuyển biến từ từ, nếu năm nay đạt được khoảng 80% cũng là phấn khởi rồi. Tôi tin các trường dân lập và tư thục sẽ "nhích" khoảng 10% bởi thấy có sự động tĩnh từ đầu năm cộng với sự chỉ đạo quyết liệt hơn.
 
- Với cương vị giám đốc phải trình Uỷ ban về kết quả thi, ông thấy sức ép của mình như thế nào?
 
Thực ra, sức ép của xã hội về kết quả thi rất nặng nề. Bởi tất cả người dân đều có mong muốn gửi con vào trường đều mong muốn có kết quả thi tốt nghiệp cao.

Đến khi, tỷ lệ một số trường quá thấp cũng gây ra sức ép lớn, bởi con em họ học 3 năm không được tốt nghiệp. Tôi cũng đã lường trước và hình dung được ngay từ đầu nhưng không phải vì tránh né đi sức ép đó mà không có câu trả lời đúng đắn và có  trách nhiệm.

Lúc đó, sức ép đối với tôi không phải là nhỏ, không chỉ chịu sức ép với HĐND mà với từng trường, huyện, từng người dân và chịu trách nhiệm trước xã hội.

Sau khi có kết quả, Sở đã có cuộc họp và phân tích xác đáng. Trước hết, trách nhiệm thuộc về ngành và trả lời cho xã hội: cách phân luồng học sinh có chỗ không hợp lý.

Trèo tường tiếp ứng "phao" thi tại một điểm thi tốt nghiệp THCS ở ĐăkLăk

Đó là, có nhiều em điểm cao, gia đình khá giá vào trường công, còn HS hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực giảm sút lại phải học bán công, cha mẹ phải đóng nhiều tiền. Nên chăng, có sự đầu tư thích hợp, quan tâm hơn với trường bán công. Trường bán công không được nhà nước đầu tư vào: đầu vào HS đã yếu, trong khi giáo viên chỉ dạy hợp đồng
 
Dù sao cũng là gánh nặng thử thách đối với người quản lý. Nhưng phía sau đó lại có tác động tích cực bởi xã hội quan tâm hơn, cấp lãnh đạo quan tâm hơn.

Người lãnh đạo chịu sức ép lớp, thậm chí phải từ chức bởi đây là sản phẩm mình làm ra. Nhưng không phải vì thế mà tránh né. Biết là có việc đó, nhưng trách nhiệm trước xã hội là thông báo kết quả thực để có bước đi thiết thực. Kết quả năm rồi đã có tiếng vang và tạo dư luận suy nghĩ lại để thay đổi cách dạy, học của HS.
 

Kết quả thi năm ngoái ở Quảng Nam đã phản ánh thực chất học của HS chưa, thưa ông?
 
Áp lực lớn nhất của người quản lý là chất lượng là trung tâm.  Vì vậy, tôi cố gắng tìm đáp số tương đối gần với thực tế để từ đó tìm ra giải pháp, điều chỉnh lại cách quản lý. Nếu năm nay tôi còn làm quản lý thì sức ép còn nặng hơn nữa (năm nay, ông Hường đã chuyển sang làm Phó Giám đốc Văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - NV).
 

Thực chất, tổ chức thi nghiêm túc để rút ra bài học kinh nghiệm và có những giải pháp tích cực điều chỉnh thì mỗi năm, kết quả nhỉnh lên tuy có chậm một chút nhưng đó là kết quả chắc chắn. Còn hơn là năm nào cũng phập phồng lo sợ, và cứ thấy tỷ lệ thấp thì lại tìm cách này cách khác để chỉ đạo.

Theo tôi, cách là đó không tốt. Năm qua là bước ngoặt để từ đó có suy nghĩ điều chỉnh dần lên. Bước ngoặt đó không tốt nhưng với những người thừa nhiệm trước đây là thách thức lớn.

-   Xin cảm ơn ông! 

  • Cam Lu (Thực hiện)

Theo dòng sự kiện:

  • Đà Nẵng: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp hơn mọi năm

  • Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: Nhiều tỉnh "sụt" xuống hơn 70?

  •  Vì sao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt... thấp kỷ lục?

  • Khánh Hòa chính thức đề nghị thi tốt nghiệp đợt 2

  • Khánh Hòa: Tốt nghiệp 60%, trung thực: 100%

  • Đề nghị thi thêm tốt nghiệp THCS vì kết quả thấp

  • Thi thật: "Sau cơn mưa mới biết nhà dột"

  • Cảm ơn ông Giám đốc Sở Giáo dục Khánh Hòa"

  • Toàn cảnh thi tốt nghiệp

  • Ý kiến của bạn:

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,