221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
665168
Thi thêm tốt nghiệp chỉ là giải pháp "yên dân"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Thi thêm tốt nghiệp chỉ là giải pháp 'yên dân'?
,

(VietNamNet) - "Nay, lịch sử lặp lại, với ngành GD-ĐT Khánh Hòa. Cho dù, Bộ GD-ĐT có chấp nhận kiến nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa thì giải pháp thi "vòng 2" thực chất vẫn mang tính tình thế, và là giải pháp quản lý nhằm "yên dân" nhiều hơn là bảo đảm chất lượng giáo dục thực chất:.

Nhà báo Kim Dung, đã nhiều năm làm báo trong lĩnh vực giáo dục, bày tỏ suy nghĩ về sự kiện "Khánh Hòa xin tổ chức thi tốt nghiệp lần 2".

Học sinh trường THCS Ngô Sỹ Liên sau giờ thi

Sự kiện tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS của ngành GD-ĐT Khánh Hòa quá thấp so với tỷ lệ chung của cả nước, 19.700 em thi, có hơn 7.000 em bị trượt (tỷ lệ đỗ chỉ đạt 64,15%) đã gây nên một cơn sốc tâm lý, trước hết cho học sinh, các bậc cha mẹ, và cho cả các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh. Mới đây, UBND tỉnh đã chính thức xin phép Bộ GD-ĐT cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS (lần 2) với những HS bị trượt tại kỳ thi vừa rồi, lai tiếp tục gây nên những tranh cãi nhiều chiều, với những ý kiến rất khác nhau.

Thật ra, đây không phải lần đầu tiên có phương án tổ chức thi vòng hai cho những HS bị trượt trong kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học. Lịch sử thi cử của ngành GD-ĐT cho thấy, cách đây khoảng hơn chục năm, từng có lúc, ngành GD-ĐT có chủ trương thi vòng 2 cho những HS không đỗ tốt nghiệp tại kỳ thi tốt nghiệp THPT (tạm gọi là "vòng một"), sau một tháng ôn tập, kể từ lúc có kết quả chính thức.

Về hình thức, chủ trương này có vẻ như bảo đảm yêu cầu kỳ thi nghiêm túc, khách quan, chất lượng giáo dục phản ánh thực chất lực học của HS. Thế nhưng, về mặt thực tiễn, việc tổ chức kỳ thi vòng 2 không chỉ gây ra tốn kém tiền bạc của dân, cẳng thẳng cho thí sinh vì quá nhiều kỳ thi, mà về mặt khoa học, nhiều chuyên gia giáo dục nghi ngờ ở kỳ thi "vòng 2" này với câu hỏi: Liệu có thể chỉ trong một tháng ôn tập, những học sinh bị hổng kiến thức, kịp thời lấp đầy kiến thức, để từ "trượt" trở thành đỗ, trong khi, giáo dục bao giờ cũng là cả một quá trình. Với vô vàn lý do, sau một số năm thực hiện, cuối cùng, ngành GD-ĐT phải xóa bỏ chủ trương này.

Nay, "lịch sử" lặp lại, với ngành GD-ĐT Khánh Hòa. Cho dù, Bộ GD-ĐT có chấp nhận kiến nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa thì giải pháp thi "vòng 2" thực chất vẫn mang tính tình thế, và là giải pháp quản lý nhằm "yên dân" nhiều hơn là bảo đảm chất lượng giáo dục thực chất.

Nhân sự kiện này, xem xét nguyên nhân việc ngành GD-ĐT Khánh Hòa viện lý do đề thi ra khó, do năm nay, ngành chủ trương dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THCS để xét tuyển vào lớp 10, có vẻ không thỏa đáng. Vì sao?

Xưa nay, kể từ khi chưa có chủ trương kỳ thi "kép", đã là nhà giáo, ai cũng hiểu và nắm vững nguyên tắc phân hóa trong dạy học.

Đề thi, nhất là đề thi tốt nghiệp một bậc học, bên cạnh nội dung kiến thức cơ bản, phổ thông, bao giờ cũng phải đảm bảo tính phân hóa, làm cơ sở khoa học và thực tiễn xếp loại học sinh trung bình, khá, giỏi. Đề thi của một kỳ thi "kép" càng phải đáp ứng mục tiêu ấy. Được biết, hiện nay Sở GD-ĐT đã gửi các đề thi về Bộ GD-ĐT để thẩm định độ khó, dễ của đề.

Kết quả thẩm định ra sao chưa rõ. Nhưng thử đặt 2 tình huống: 1, Nếu đề thi không khó so với yêu cầu tính chất một đề thi tốt nghiệp THCS thì tỷ lệ đỗ 64,15% cho thấy ngành GD-ĐT Khánh Hòa cần xem xét lại sự quản lý, chỉ đạo cho đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. 2, Nếu đề thi khó so với yêu cầu, quy định của Bộ GD-ĐT, thì ngành GD-ĐT Khánh Hòa cần rút kinh nghiệm về cách ra đề thi.

Dù rơi vào tình huống nào, bài học kinh nghiệm ngành GD-ĐT Khánh Hòa rút ra trong kỳ thi này là củng cố chất lượng dạy và học, gắn liền với việc tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ làm công tác khảo thí từ sở đến các phòng, một khi từ năm học tới, thi hành Luật Giáo dục (sửa đổi), sẽ không còn kỳ thi tốt nghiệp THCS, thì việc kiểm soát chất lượng giáo dục THCS từ quá trình dạy và học đến các kỳ kiểm tra quan trọng (một tiết, kiểm tra học kỳ) càng phải đặt ra nghiêm túc và chặt chẽ.

  • Kim Dung

Theo dòng sự kiện:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,