221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
702083
Ban hành chuẩn để "sàng lọc" giáo viên
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Năm học 2005 - 2006:
Ban hành chuẩn để 'sàng lọc' giáo viên
,

(VietNamNet) - Bốn món "nợ" về chất luợng giáo dục, thi cử nặng nề, quá tải trong chương trình và sách giáo khoa cũng như tiêu cực trong ngành đặt ra sẽ được giải quyết như thế nào? Cuộc "cách mạng" sàng lọc giáo viên bắt đầu từ đâu để những nhiệm vụ triển khai trong năm học 2005  2006 được hiệu quả...Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Đặng Huỳnh Mai đã trao đổi với phóng viên VietNamNet xung quanh những vấn đề đặt ra.

Soạn: AM 536054 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai

 - PV: Đội ngũ nhà giáo là vấn đề trọng tâm liên quan đến chất lượng dạy và học là vấn đề cốt lõi từ lâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về hiện trạng giáo viên "vừa thừa vừa thiếu" phổ biến ở nhiều địa phương. Những năm qua, ngành GD đã có những động thái như thế nào để việc rà soát giáo viên đặt ra trong năm học này đạt hiệu quả, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai: Ngoài việc đổi mới chương trình đào tạo phải thường xuyên bồi dưỡng để vừa nâng trình độ của giáo viên vừa cập nhật kiến thức. Việc đổi mới hệ thống đào tạo bắt đầu từ việc ban hành chương trình khung. Từ đó, các trường căn cứ xây dựng chương trình cụ thể cập nhật phục vụ tinh thần đổi mới. 

Từ sự đổi mới chương trình đào tạo này "ắt" sẽ có một bộ phận đội ngũ giáo viên không theo kịp đó là vấn đề quan trọng số 1 chứ không đặt vấn đề "sàng lọc" làm đầu. Quá trình nâng đội ngũ giáo viên, ai không theo kịp sẽ rơi rớt lại thì đội ngũ đó sẽ được giải quyết bằng những chính sách gắn với thời gian công hiến cho ngành. 

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Minh Hiển: 4 " món nợ" cần giải quyết trong năm học này.

Cụ thể là: chất lượng giáo dục (kể cả giáo dục văn hóa và giáo dục toàn diện) vẫn là vấn đề "nóng" vì việc phân luồng chưa tốt. Công tác giáo dục nghề nghiệp, giáo dục địa phương chưa nhiều dẫn đến định hướng nghề nghiệp từ địa phương còn yếu. 

Vấn đề thi cử nặng nề, tốn kém mặc dù làm được nhiều việc nhưng dân vẫn kêu nhiều; đặc biệt là những sai sót trong đề thi và đáp áp năm học vừa qua làm giảm lòng tin của dân nhiều...

Hai vấn đề tiếp còn nhiều tồn tại là quá tải trong chương trình và SGK. Các tiêu cực trong ngành vẫn chưa giải quyết triệt để. Cụ thể như: dạy thêm học thêm, quay cóp...tuy không phổ biến nhưng nếu không nghiêm túc nhìn nhận từ một cái nhỏ có thể sẽ trở thành khối "u" của ngành.

Về chính sách thì Chính phủ cho phép kết nối theo Nghi định 16 (quy định giải quyết giảm biên chế) để giải quyết chính sách cho giáo viên được hưởng tiếp 09 (quy định giải quyết trợ cấp thôi việc cho những người giảm biên chế). Măt khác, đối với giáo viên mầm non còn được thụ hưởng chính sách từ quyết định 161...Như vậy, số giáo viên không theo kịp sẽ được giải quyết nhưng cái khó hiện nay là không đủ kinh phí để giải quyết. Ví như Nghệ An đã rà soát xong nhưng cũng không đủ kinh phí để chi trả cho những đối tượng hưởng chính sách theo quy định...

- Có nghĩa lượng giáo viên "nằm" trong diện giải quyết trợ cấp thôi việc so với kinh phí phải chi trả là quá lớn? Ngay cả 18.000 tỷ đồng đầu tư thực hiện đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD giai đoạn 2005-2010" cũng không đủ?

Hiện chưa có thống kê cụ thể nhưng số giáo viên phải giải quyết chính sách là rất lớn. Các nơi chưa báo cáo số liệu cụ thể vì đang tiến hành rà soát, đánh giá. Trên 18.000 tỷ đó nó bao hàm nhiều việc như: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng rà soát giáo viên...chứ không chỉ giải quyết chính sách cho đối tượng không đạt. 

Nghệ An là địa phương "đột phá" đi đầu trong việc rà soát, đánh giá. Theo báo cáo gửi lên thì Nghệ An có khoảng 5.000 GV dưới chuẩn. Để giải quyết chính sách tỉnh đã đề nghị đầu tư kinh phí 25 tỷ đồng, một khoản tiền rất lớn...

- Nhiều ý kiến cho rằng: cần một cuộc "cách mạng" sàng lọc giáo viên, trong đó Bộ GD - ĐT phải có chiến lược cụ thể để việc rà soát đánh giá, sàng lọc được triển khai thống nhất?

Riêng Tiểu học, có thể sau khai giảng năm học mới Bộ công bố chuẩn đánh giá giáo viên tiểu học (GVTH). Thực ra, cũng chỉ công bố chuẩn chứ không phải là chiến lược lớn gì vì mình đã có Chiến lược GD trong đó có yêu cầu về con người. Khi chuẩn công bố rộng rãi thì đó là căn cứ để giáo viên "soi xét" xem mình đang đứng ở đâu. Cụ thể Chuẩn yêu cầu 3 nội dung: Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất. Trong đó, phẩm chất yêu cầu những gì thì đối chiểu vào đó giáo viên có thể tự đánh giá...

Tuy nhiên, phải đánh giá hết sức đúng mức, công bằng để người được đánh giá là yếu cũng phải thấy là mình xứng đáng. Tức là không phụ thuộc vào chủ quan của ai hết. Đánh giá phải khách quan và cô tư mới hạn chế "bệnh" chạy theo thành tích.

- Vấn đề nâng chất lượng GD xem ra vẫn trong vòng luẩn quẩn chưa có chuyển biến rõ nét. Mục tiêu đặt ra để thực hiện trong năm học này sẽ bắt đầu từ đâu?

Để không thi tốt nghiệp tiểu học thì sẽ có một đánh giá, kiểm tra bằng văn bản hướng dẫn. Ví dụ: bậc Tiểu học thì có một mẫu để kiểm tra học kỳ. Mẫu này được công bố công khai để phụ huynh học sinh biết là hết một học kỳ 1 thì con em mình cần gì ở hai môn Toán và tiếng Việt; học kỳ 2 cần gì.

Khi công bố như vậy sẽ không gây áp lực cho phụ huynh. Tức nhìn vào mẫu Bộ quy định thì phụ huynh sẽ biết nội dung kiểm tra ở mức độ nào và có cần đi học thêm nữa không. Cách làm như vậy sẽ hết sức khách quan.

- Liên quan đến việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, không ít băn khoăn đặt ra là làm thế nào để bảo đảm chất lượng phổ cập bậc học này. Bỏ thi có đồng nghĩa với việc "không thi không học"?

Vấn đề bỏ thi tôi cũng có nghe nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng. Quan điểm tôi cho rằng, thực ra thì thi tốt nghiệp nó không phải là cái quyết định chất lượng. Vì lâu nay xu hướng chung là đợi đến gần thi mới tập trung học "nhồi" dạy "nhét". Cái quan trọng là hàng ngày, hàng giờ dạy cho học sinh kiến thức để cho trẻ tự tin, có sự hiểu biết nhất định mới là vấn đề cốt lõi. Tất nhiên, bỏ thi sẽ đơn giản hơn nhưng làm sao quá trình nhận thức phải là phương pháp truyền đạt hiệu quả.

Thực tế, chính có thi tốt nghiệp cũng có cái nguy hiểm là lớp 6, lớp 7 dạy từ từ...đến lớp 9 "tăng tốc" khiến đứa trẻ không chịu nổi. Do đó, bỏ thi thì cách dạy ngay từ lớp 6 giáo viên làm sao phải tạo cho học sinh tâm lý thoải mái. Tuy nhiên, bỏ thi không có nghĩa là bỏ đánh giá...

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

  • Kiều Oanh (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,