Trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Minh Hiển về đề án điều chỉnh học phí, trong đó, mức cao nhất của ĐH sẽ là 900.000 đồng, gấp 5 lần mức trần hiện nay.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển |
- Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, vì sao Chính phủ lại có chủ trương tăng học phí từ năm 2006?
- Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: Tôi xin có một đính chính nhỏ: đề án mà Bộ GD-ĐT trình Chính phủ không hoàn toàn chỉ là tăng học phí mà là điều chỉnh học phí trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Chúng tôi không đề xuất tăng học phí đồng loạt ở tất cả cấp học, bậc học, mà có chỗ tăng, có chỗ giữ nguyên. Thậm chí còn mở rộng đối tượng được miễn, giảm học phí. Đồng thời, cũng điều chỉnh cả chính sách học bổng và cơ chế hỗ trợ việc miễn, giảm học phí từ nguồn ngân sách nhà nước.
Bộ phận chủ yếu liên quan đến việc điều chỉnh lần này là bậc THPT và các trình độ đào tạo từ dạy nghề đến sau ĐH, chỉ chiếm gần 20% tổng số học sinh, sinh viên cả nước (khoảng 4 triệu em).
Còn lại, ở tiểu học (gần 8 triệu em), THCS (6,7 triệu em) và các cơ sở giáo dục mầm non (gần 3 triệu em), học phí vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành. Sở dĩ cần tăng thêm mức trần học phí ở bộ phận trên là để tạo điều kiện cho các trường có thêm nguồn thu hợp lý, trang trải cho hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
- Giá cả sinh hoạt đều đã và sẽ tăng thì việc tăng học phí có tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh?
- Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, Nhà nước và nhân dân sẽ cùng chia sẻ khó khăn này để tạo thêm thuận lợi cho con em có thể học tập tốt hơn. Tôi biết không ít phụ huynh đồng tình, nhưng chỉ yêu cầu tất cả khoản thu trong nhà trường cần đưa vào học phí, xóa bỏ các khoản thu chính thức cũng như không chính thức khác như một số nơi đang làm. Việc sử dụng học phí phải bảo đảm đúng mục đích, quy định, phải công khai, minh bạch. Đây là yêu cầu rất chính đáng và ngành giáo dục phải tổ chức thực hiện thật nghiêm túc.
- Bộ trưởng vừa nói, tăng học phí để nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là như thế nào?
- Khi nhà trường có thêm nguồn lực tài chính từ học phí, nếu quản lý và sử dụng tốt, sẽ có điều kiện để nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm thu nhập thỏa đáng cho giáo viên, cải thiện điều kiện dạy và học. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Dĩ nhiên, không nên suy nghĩ giản đơn, một chiều rằng cứ nâng mức học phí lên là có chất lượng ngay được mà còn phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề khác.
- Liệu các trường ngoài công lập sẽ tăng theo?
- Chắc chắn các trường ngoài công lập cũng sẽ tăng học phí cho phù hợp. Tuy nhiên, tôi tin rằng các trường dân lập, tư thục sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định một mức học phí nào đó để vừa duy trì được các hoạt động của nhà trường, vừa thu hút được học sinh, sinh viên đến học. Nếu các trường ngoài công lập tăng học phí lên quá cao mà chất lượng đào tạo lại thấp, chắc chắn sẽ không được xã hội chấp nhận.
Khung học phí dự kiến ở các cơ sở giáo dục công lập
TT | Vùng, cấp học, trình độ đào tạo | Khung học phí cũ theo Quyết định số 70 (đồng/tháng học sinh) | Khung học phí mới (đồng/tháng học sinh) |
I |
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông |
|
|
1 |
Ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp |
|
|
|
Mẫu giáo |
Từ 15.000 đến 80.000 |
Từ 15.000 đến 80.000 |
|
Trung học cơ sở |
Từ 4.000 đến 20.000 |
Từ 4.000 đến 20.000 |
|
Trung học phổ thông |
Từ 8.000 đến 35.000 |
Từ 8.000 đến 105.000 |
2 |
Ở nông thôn, đồng bằng, trung du |
|
|
|
Mẫu giáo |
Từ 7.000 đến 20.000 |
Từ 7.000 đến 20.000 |
|
Trung học cơ sở |
Từ 3.000 đến 10.000 |
Từ 3.000 đến 10.000 |
|
Trung học phổ thông |
Từ 6.000 đến 25.000 |
Từ 6.000 đến 75.000 |
3 |
Ở nông thôn, miền núi thấp |
|
|
|
Mẫu giáo |
Từ 5.000 đến 15.000 |
Từ 5.000 đến 15.000 |
|
Trung học cơ sở |
Từ 2.000 đến 8.000 |
Từ 2.000 đến 8.000 |
|
Trung học phổ thông |
Từ 4.000 đến 15.000 |
Từ 4.000 đến 45.000 |
II |
Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học |
|
|
1 |
Dạy nghề |
Từ 20.000 đến 120.000 |
Từ 20.000 đến 600.000 |
2 |
Trung học chuyên nghiệp |
Từ 15.000 đến 100.000 |
Từ 15.000 đến 500.000 |
3 |
Cao đẳng |
Từ 40.000 đến 150.000 |
Từ 40.000 đến 750.000 |
4 |
Đại học |
Từ 50.000 đến 180.000 |
Từ 50.000 đến 900.000 |
5 |
Đào tạo thạc sĩ |
Từ 75.000 đến 200.000 |
Từ 75.000 đến 1.000.000 |
6 |
Đào tạo tiến sĩ |
Từ 100.000 đến 250.000 |
Từ 100.000 đến 1.250.000 |
(Theo Văn Phúc -Hàm Yên - Sài Gòn Giải Phóng)