221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
732162
Học phí không thể cao hơn lương khởi điểm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Học phí không thể cao hơn lương khởi điểm
,

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề xuất đưa vấn đề học phí ra xin ý kiến của Quốc hội.

Soạn: AM 619353 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Trần Thị Tâm Đan

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Tâm Đan nói:

“Nhìn chung, Thường trực ủy ban chúng tôi cho rằng đề án đưa ra các mức học phí trong giai đoạn 2006-2010 nhưng chưa làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là những quan điểm về chính sách học phí để xác định mục đích, mức độ tăng học phí và mục tiêu chi học phí trong mối tương quan với nguồn NSNN cấp và các nguồn thu khác của nhà trường…”.

Bà có suy nghĩ gì với những mức học phí cụ thể trong Đề án, nhất là với bậc đại học (đề án đưa ra khung từ 50.000–900.000 đồng/tháng) và cao đẳng (40.000-750.000 đồng/ tháng)?

Chủ trương xây dựng đề án mở rộng khung học phí đối với giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề nhằm tạo điều kiện cho một số trường, một số lĩnh vực đào tạo cần chi phí lớn, có điều kiện để đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo là cần thiết, song cần phải nghiên cứu thật kỹ điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, mức sống trung bình của nhân dân ở từng giai đoạn để có bước đi thích hợp.

Năm 2006, NSNN đã bố trí cho giáo dục- đào tạo tăng 33% so với năm 2005 (đạt 55.100 tỷ đồng). Vì vậy, cần phải làm rõ trong giai đoạn 2006-2010 NSNN sẽ đảm bảo được bao nhiêu phần trăm chi phí cho giáo dục- đào tạo, dự kiến học phí mới và các khoản thu khác của nhà trường sẽ đảm bảo được tỷ lệ bao nhiêu?

Từ đó, mới có cơ sở định lượng để xây dựng chính sách học phí, xác định mức nâng học phí bao nhiêu là phù hợp. Ngoài ra, khi xây dựng khung học phí cần tính đến mức sống trung bình của xã hội.

Theo tôi, mức học phí bậc đại học không thể cao hơn mức lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp ra trường bắt đầu đi làm. Hơn nữa, trong Đề án cũng cần xác định rõ mục tiêu cụ thể mà nhà trường cần đạt được khi tăng học phí và các nguồn thu khác.

Bà nói rằng khi xây dựng khung học phí cần tính toán đến mức sống trung bình xã hội nhưng hiện nay đời sống người dân đa số còn khó khăn, riêng bậc đại học cũng có tới trên 70% sinh viên thuộc diện nghèo, với mức học phí hiện nay mà nhiều học sinh trúng tuyển vào đại học còn không có đủ điều kiện về tài chính để theo học, vậy mà Bộ GD-ĐT lại đề xuất tăng học phí?

Để tăng chi phí đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phải bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó học phí chỉ đóng góp một phần chi phí đào tạo của nhà trường. Các giải pháp mà chúng tôi muốn nói đến là tăng chi NSNN, tạo các cơ chế, chính sách để nhà trường tăng nguồn thu (được tổ chức sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ ở tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm; được ưu đãi về thuế, đất đai...).

Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện chính sách đặt hàng nghiên cứu khoa học; có chính sách miễn, giảm thuế và tôn vinh các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho các nhà trường; tạo quyền chủ động cho nhà trường kể cả tự chủ về chi tiêu tài chính để bảo đảm chi tiêu hiệu quả nhất.

Đi đôi với việc tăng học phí, Nhà nước cần mở rộng chính sách miễn, giảm học phí đối với các đối tượng chính sách, học sinh nghèo, học giỏi; và chính sách học bổng đối với học sinh xuất sắc, chính sách đào tạo đối với học sinh các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, con em các dân tộc ít người ở miền núi, hải đảo.

Vậy ủy ban VHGDTNTN &NĐ của Quốc hội đặt ra yêu cầu gì với Bộ GD-ĐT trong quá trình hoàn thiện Đề án điều chỉnh học phí?

Giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề là nhằm trang bị cho cá nhân kiến thức, nghề nghiệp để tìm việc làm, xây dựng cuộc sống sau này, vì vậy mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp một phần chi phí đào tạo. Còn kiến thức phổ thông là mặt bằng học thức tối thiểu mà mỗi công dân đều được học tập để đạt trình độ kiến thức tối thiểu đó.

Nhà nước cũng đã có chủ trương và đang triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Vì vậy, chúng tôi đề nghị, khi công bố mức học phí mới đối với giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề thì Nhà nước cũng đồng thời công bố chính sách miễn học phí đối với bậc học phổ cập (THCS).

Đối với bậc THPT, theo quy định của Luật Giáo dục thì tất cả các khoản đóng góp của học sinh tập trung vào một khoản là học phí thì cũng điều tra thực tiễn thu- chi của các trường hiện nay để xác định mức thu học phí phù hợp, khắc phục tình trạng một số trường thu quá nhiều khoản như hiện nay khiến dư luận xã hội không đồng tình.

Theo bà có nên  tăng học phí vào thời điểm “nhạy cảm” này khi mà chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, vượt mức mà nghị quyết của Quốc hội cho phép?

Chính sách học phí là chính sách lớn có tác động đến mọi người dân và đến toàn xã hội. Để tạo sự đồng thuận cao, giúp Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả, Thường trực ủy ban chúng tôi đã đề nghị đưa vấn đề học phí ra xin ý kiến Quốc hội trước khi ban hành như quy định tại điều 100 Luật Giáo dục “...

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước”. Chúng tôi cũng cho rằng chưa nên tăng học phí vào năm 2006 tới, vì cần phải có thời gian để hoàn chỉnh Đề án và người học cũng như gia đình họ chuẩn bị. Nếu Đề án được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao thì Chính phủ mới nên phê duyệt và ban hành vào một thời điểm thích hợp.

Xin cảm ơn bà!

(Theo Hữu Khôi - Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,